Thần Tướng Toàn Biên Tập 3 (NXB Thời Đại 2011) - Trần Đoàn, 458 Trang

Discussion in 'Huyền Môn Học' started by admin, Feb 2, 2017.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    [​IMG]
    Nói đến những nhân vật trong kinh kịch, người Trung Quốc đa phần đều không cảm thấy xa lạ. Người diễn hý kịch trang điểm rất đậm, trên mặt vẽ nhiều màu sắc khác nhau để hóa trang thành những diện mạo riêng, lấy đó để phụ trợ cho việc khắc họa và miêu tả nhân vật. Quan Công mặt đỏ, Điển Vi mặt vàng, Tào Tháo mặt trắng, Trương Phi mặt đen. Tí nh tình, phẩm chất của các nhân vật trong kịch thông qua những vẻ mặt có ý nghĩa tượng trưng khác nhau được biểu hiện đầy đủ và sinh động nhất. Trên thực tế, tướng học mà chúng ta đang nói tới cũng có đạo lý này, chỉ là khi nhìn tướng mặt của một người phải nhận thức được mối quan hệ giữa tính cách bên trong và những biểu hiện bề ngoài của người đó, nó phức tạp hơn rất nhiều so với việc phân tích một vẻ mặt đơn giản.
    Từ xưa đến nay, tướng học luôn là một bộ môn văn hóa dân tộc thâm nhập vào nhân tâm, trên đến bậc đế vương tướng quân, hoàng cung quý thất, dưới đến tam giáo cửu lưu, bình dân bách tính đều rất say mê. Trong quê ngoài chợ, đầu đường cuối hẻm đâu đâu cũng thấy bóng dáng của thầy xem tướng. Bắt đầu từ thời kỳ Đường Tống nhiều các sách về tướng học lần lượt ra đời, nhiều các nhân vật nổi tiếng cũng có liên quan đến tướng thuật. Từ thời Ngũ Đại đến giữa đời Tống đã xuất hiện hai vị đại sư tướng học là Ma Y và Trần Đoàn. Các sách tướng thuật đời sau không một trước tác nào là không trích dẫn danh hiệu của hai vị nhằm đề cao và chứng minh tính chính thống của học thuyết này.
    • Thần Tướng Toàn Biên Tập 3
    • NXB Thời Đại 2011
    • Trần Đoàn
    • 458 Trang
    • File PDF-SCAN
    Link Download
    http://lib.hpu.edu.vn/handle/123456789/223
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

    Last edited: Feb 12, 2018

Share This Page