Việc định đô tại Thăng Long là bước chuyển sáng để đi vào một thiên niên kỷ hào hùng của dân tộc Việt Nam. Đây là một sự kiện trọng đại đối với quốc gia Đại Việt, tiếp sau chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền (năm 938) khẳng định quyền tự chủ của dân tộc ta sau khi vừa thoát khỏi một ngàn năm Bắc thuộc. Sử gia Ngô Thì Sĩ từng viết: "Lý Thái Tổ lên ngôi, chưa vội làm việc khác mà trước tiên mưu tính việc định đô... Xét về sự quyết đoán sáng suốt, mưu kế anh hùng, thực những vua tầm thường không thể theo kịp". Sự sáng suốt và mưu lược của vị vua "phi thường" (như cách đánh giá của Bác Hồ trong diễn ca Lịch sử nước ta) là ở chỗ: nhà vua đã nhận ra ở mảnh đất này không chỉ là ngôi thành cũ dấu tích của Đại La. Tống Bình là những địa danh gắn với trị sở của quân đô hộ phương Bắc trước ngày dân Việt giành được quyền tự chủ, mà cao xa hơn là tầm nhìn thấy ngọn núi Tản và dòng sông Nhị tự bao đời đã là vùng đất thiêng soi bóng xuống những không gian của Phong Châu thời các vua Hùng, của Sóc Sơn, nơi hiển thánh của cậu bé anh hùng làng Gióng, của Cổ Loa thời An Dương Vương xây thành ốc, của Mê Linh thời Hai Bà Trưng dấy binh khởi nghĩa "Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta", hay của thời Ngô Vương Quyền khẳng định nền độc lập, tự chủ của dân tộc... Thăng Long-Đông Kinh-Hà Nội NXB Hà Nội 1996 Đặng Duy Phúc 330 Trang File PDF-SCAN Link download http://183.91.2.157/opac/wpDetail.aspx?Id=164https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1