Nụ Cười Dưới Chân Thang (NXB An Tiêm 1974) - Henry Miller, 134 Trang

Discussion in 'Tác Phẩm Kinh Điển' started by admin, Mar 21, 2014.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    upload_2022-4-8_17-18-35.png
    Henry Miller là người Mỹ, sinh tại New York, tại một thành phố tượng trưng cho Sinh mệnh Tây phương trong trạng thái huy hoàng nhất, với tất cả khám phá mới mẻ nhất của khoa học và cơ khí, mẫu mực của đời sống con người ở thời đại nguyên tử. Henry Miller chính là người đã phá hủy đời sống theo điệu Mỹ, đã phá Văn minh Mỹ một cách khốc liệt; đối với Henry Miller, tất cả những gì tàn bạo nhất, ngu xuẩn nhất, khờ khệch nhất, bi đát nhất, rỗng tuếch nhất, nhạt nhẽo nhất đều xuất phát từ Mỹ quốc, quê hương của ông. Tất cả những quyển sách của Henry Miller đều tố cáo Văn minh Mỹ quốc, tố cáo sự điêu tàn của Tây phương, tố cáo đời sống nông cạn của con người thời đại, tố cáo những ảo tưởng điên rồ của xã hội, đoàn thể, tôn giáo, đảng phái; luân lý, đạo đức; Henry Miller đánh dấu sự cáo chung của văn chương, thi ca và nghệ thuật: “Cách đây một năm, cách đây sáu tháng, tôi nghĩ rằng tôi là nghệ sĩ. Bây giờ tôi không nghĩ về việc ấy nữa, tôi LÀ!“ (Henry Miller, Tropic of Cancer, trang 1), “Tất cả những gì là văn chương, văn nghệ, văn học đều tách rời khỏi tôi” (op. cit, trang 1); Henry Miller “khạc nhổ vào mặt của nghệ thật, đá vào đít của Thượng đế, của Người, của Sinh mệnh, của Thời gian, của cái Đẹp, của Tình yêu!” (op. cit, trang 2); Henry Miller cho rằng Rimbaud đã thất bại một cách chua xót là vì “thời gian chưa chín muồi” (The time was not ripe) (cf. Henry Miller, the Books in my life, Icon Books; 1963, trang 96); Henry Miller khơi mở tất cả ý nghĩa trong sắc lệnh của Rimbaud: “A bas l’histoire!) (Đả đảo lịch sử!) (cf. Henry Miller, op. cit trang 86); Henry Miller ca tụng Rimbaud và gọi Rimbaud là “Kha Luân Bố của Tuổi trẻ” (cf. New Directions IX, New Directions XI) và cho rằng hành động của Rimbaud (khi lìa bỏ Tây phương để sống cuộc đời vất vả kỳ lạ ấy ở Phi châu) là một sự tự tử, vì Rimbaud thất vọng khi thấy Tây phương không còn thoát khỏi Tất mệnh đau thương kia. Bài văn đầu tiên trong đời Henry Miller là bài cảo luận ông viết về quyển Anti-Christ của Nietzsche; Henry Miller khinh miệt Heidegger, nhưng ông quí Eckhart và trích dẫn câu văn của Eckhart: “Hãy nhìn, tất cả là Bây giờ duy nhất” (cf. Henry Miller, Remember to Remember) và chính Henry Miller thốt lên: “Tất cả phải là một”. “Tất cả là một”, đi ngược lại với εν Πάντα của Héraclite trong tinh thần tương tức tương nhập của Kinh hoa nghiêm Phật giáo, “nhất tức nhất, nhất tức nhất thiết, nhất thiết tức nhất, nhất thiết tức nhất thiết”; khi đứng tại Mycenae tại Hy Lạp, trước mồ của Clytemnestra, Henry Miller đã sống lại tất cả những bi kịch Hy Lạp Thượng cổ (Eschyle, Sophocle, Euripide, vân vân); tác phẩm vĩ đại nhất của Henry Miller là quyển Colossus of Marcussi, nói lên sự trở về nguồn của Henry Miller khi ông khám phá lại đất trời Hy Lạp, sống lại buổi Triêu Dương của Sinh mệnh Tây phương; niềm vui vô hạn của sự tỉnh thức kỳ diệu lan tràn chan chứa trong quyển Colossus of Maroussi.
    • Nụ Cười Dưới Chân Thang
    • NXB An Tiêm 1974
    • Henry Miller
    • 134 Trang
    • File PDF (đánh máy)
    Link download
    https://drive.google.com/file/d/1WoJv2bORYqPv99dw_k6Md6tnS6A5oYNs
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     
    Last edited: Apr 8, 2022

Share This Page