Tế Hanh sinh ngày 20-6-1921, quê ở xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi - một vùng gần biển có phong cảnh khá đẹp và dân cưsống chủ yếu bằng nghề chài lưới. Thân phụ Tế Hanh là một người yêu thích và cũng thường xuyên sáng tác thơ ca. Lớn lên trong hoàn cảnh đó, lại có năng khiếu từ nhỏ và sớm được tiếp xúc với thơ văn lãng mạn Pháp, Tế Hanh đã đến với phong trào Thơ mới như một lẽ tự nhiên. Những ngày nghỉ học là bài thơ đầu tiên ông viết năm 1938 và những sáng tác trong tuổi hoa niên của ông đã được tập hợp lại, in trong tập thơ Nghẹn ngào. Tập thơ đã giành được giải thưởng của Tự lực văn đoàn năm 1939. Có thể nói rằng, Tế Hanh là một "bông hoa nở muộn" trên thi đàn Thơ mới. Khi Thơ mới đã bắt đầu đi vào các đề tài, siêu thực, siêu hình thì thơ Tế Hanh lại hấp dẫn người đọc bằng sự chân chất và tình cảm. Trong khi mỗi nhà thơ là một thế giới riêng với bao vui buồn, đau thương, tuyệt vọng,... thì thơ Tế Hanh với khuôn mặt học trò dễ thương với những cảm xúc chân tình, bé nhỏ đã được người đọc đón nhận nồng nhiệt. Hàng loạt những bài như Lời con đường quê, Những ngày nghỉ học, Chiếc rổ may đã ghi lại dấu ấn của một trái tim nhân hậu phảng phất những nỗi buồn trong trẻo. Ðặc biệt trong thời kỳ này, ông đã để lại bài thơ thật đặc sắc viết về làng quê chài lưới với dòng sông, với biển cả, với vị men nồng mặn của đất trời, với Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng - Cả thân hình nồng thở vị xa xăm - Con thuyền im bến mỏi trở về nằm - Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ. Tuổi trẻ với tình cảm hồn nhiên của mình, ông đã cảm nhận vẻ đẹp và sức sống bền vững của quê hương qua những hình ảnh thơ đẹp, giàu sáng tạo: Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng - Rướn thân trắng bao la thâu góp gió. Và Quê hương là một bài thơ toàn bích được cấu tạo nên bởi hương vị mặn mòi của làng quê, bởi tuổi trẻ giàu yêu thương và khát vọng. Ngày ấy, tình cảm trong thơ Tế Hanh thể hiện rõ những cảm xúc của tuổi học trò trong trắng ngây thơ, tuy không khỏi có lúc hằn lên những buồn khổ, đau thương của cuộc đời: Tôi thấy tôi thương những chiếc tàu - Ngàn đời không đủ sức đi mau - Có chi vương vấn trong hơi máy - Mấy chiếc toa đầy nặng khổ đau. So với những tiếng nói thơ ca đương thời từng trải như Chế Lan Viên, Huy Cận... thì nỗi buồn trong thơ Tế Hanh vẫn mang một vẻ non tơ, trong trẻo. Ở giai đoạn này Tế Hanh không viết về cuộc đời chung quanh mà chỉ nói về tâm hồn mình. Theo Nhịp Tháng Ngày (thơ) NXB Văn Học 1974 Tế Hanh 128 Trang File PDF-SCAN Link download https://drive.google.com/file/d/1CImIwOcn72WgW63x7icu4jKO85G-eyeshttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1