Làng xã - đơn vị cơ sở của xã hội Việt Nam trong tiến trình phát triển đi từ nên văn minh lúa nước tới nên văn minh tin học, luôn luôn phải tự thay đổi để thích ứng với hoàn cảnh mới. Tổ chức xây dựng làng xã như thế nào để một mặt vẫn tiếp thu được văn minh mới nơi đô thị mà vẫn bảo lưu và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống làng quê mang đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Đây là vấn đề không ít khó khăn được đặt ra trước các nhà nghiên cứu kiến trúc quy hoạch và xây dựng nông thôn. Cái khó ở chỗ đó là một vấn đề lớn đòi hỏi sự quan tâm và giải quyết đồng bộ nhiều mặt của toàn xã hội. Trước thực trạng bức xúc của công cuộc xây dựng nông thôn mới theo hướng công nghiệp hóa và đô thị hóa tại chỗ, chúng tôi mạnh dạn đi sâu đê tìm hiểu đê tài nhiêu ẩn số đấy hấp dẫn này và hy vọng đưa ra được những đê xuât khoa học, những mô hình hợp lý mang tính khả thi để giải quyết một góc cạnh nào đó của vấn đề. Chúng tôi nghiên cứu về khu vực trung tâm của làng xã, nơi mà mọi hoạt động của nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống thôn làng, nơi mà mỗi ai đi xa đều nhớ về nó như nhớ tới cây đa, bến nước, sân đình trong những kỷ niệm xa xưa - bây giờ dó là những thị tứ làng xã. Cuốn sách này là kết quả quá trình nghiên cứu của bản thân đông thời có tham khảo các tài liệu đã được công bố của nhiều chuyên gia khác trong lĩnh vực này. Mục đích cuối cùng của cuốn sách là cố gắng đưa ra được những luận cứ khoa học để trên cơ sở đố xây dựng được những mô hình chuẩn mực cho một thị tứ làng xã. Khi đi vào thực tế cuộc sống ở mỗi thôn làng nó sẽ thiên biến vạn hóa để có một nét riêng của vùng quê đó. Muốn "có một bản sắc riêng để không lẫn mình với người khác đâu phải chuyện đơn giản" (Hữu Thọ). Đó chính là kết auả của auá trình vân duns lý thuyết vào thưc tế. Thị Tứ Làng Xã NXB Xây Dựng 2000 Đặng Đức Quang 226 Trang File PDF-SCAN Link download https://lib.lhu.edu.vn/BookViewDetail/442/BK/Thi-tu-lang-xa.html https://drive.google.com/file/d/1yFkCpg1p0BXlE_edPBhxzUJ0cHejk258https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1