Trong sự nghiệp văn chương và triết học đồ sộ của ông còn để lại, -gần bảy trăm tác phẩm- một số lượng lớn đã nói về Phật giáo, hoặc thuyết giảng những kinh sách Phật giáo. Những tư tưởng, những phát biểu ngợi ca Phật giáo của Osho –trên tinh thần phóng khoáng của một giáo sư Triết học, có thể đã làm một số Phật tử tự xem mình là chính thống không hài lòng, cho rằng ông đã không phản ảnh đúng giáo lý nhà Phật, hay nặng nề hơn, xuyên tạc Phật giáo. Ðồng thời, với tinh thần phê phán triệt để của một vị Ðạo Sư nhằm khai mở nguồn suối tâm linh, đưa con người đến ánh sáng giác ngộ, Osho cũng đã tỏ ra không hề nhượng bộ trước những kẻ đang sống bám vào dịch vụ tôn giáo, những thế lực, tổ chức chính trị núp bóng tín ngưỡng trong âm mưu nô lệ hoá con người… Ðể phản ứng lại, họ chụp cho ông đủ mọi thứ mũ, cụ thể như cho rằng ông là người đang cổ xúy tình dục, và đủ mọi thứ nhãn hiệu chính trị khác. Thế nhưng một câu hỏi không thể không được đặt ra: Thế nào, và trên tiêu chuẩn nào thì được xem là chính thống? Khi Phật Giáo đến Trung Hoa và phát triển đến giai đoạn cực thịnh nhất, các tông phái đua nhau xuất hiện. Có thể nói đây là thời kỳ “Trăm Hoa Ðua Nở” của Phật Giáo Trung Quốc. Cái vườn hoa bát ngát tư tưởng này đã có những cống hiến tích cực cho xã hội, nhân sinh, không phải chỉ riêng cho Trung Quốc mà là chung cả vùng Tây Á. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là không tạo nên những cái nhíu mày của thành phần thủ cựu, bảo thủ trong Phật Giáo, thành phần tự xem mình là chính thống. Một câu hỏi được nêu ra –cũng là một câu hỏi muôn đời: Những pháp môn hành trì này có hoàn toàn phản ảnh đúng tư tưởng của giáo lý nhà Phật hay không? Có bao nhiêu phần trăm Phật Giáo trong những pháp môn tu hành này? http://downloads.ziddu.com/download/11021956/Thien-Conduongnghichly-SachADN.zip.html/enghttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1