Thơ Tản Đà Tác Phẩm Và Lời Bình (NXB Văn Học 2007) - Tuấn Thành, 257 Trang

Discussion in 'Ngữ Văn Học' started by quanh.bv, Feb 25, 2015.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Hỗ Trợ Diễn Đàn Staff Member Quản Trị Viên

    upload_2022-8-4_16-22-11.png
    Giữa bầu trời nhiều mây những năm 10, Tản Đà xuất hiện như một ngôi sao lạ. Ông bước vào văn đàn trong lốt y phục khác người nên không lẫn với loại văn nhân xưa mà cũng không lẫn với các nhà bỉnh bút khác ở Đông Dương tạp chí và Nam Phong tạp chí. Người ta chào đón ở ông một hiện tượng tân kỳ. Tản Đà không còn là một "văn nhân" kiểu xưa, những người "hay chữ" giỏi làm văn, để người khác xin chữ, dùng văn để thù ứng, xướng hoạ, ghi chép những ngẫu hứng cho vào văn tập, thi tập, cất giữ cho con cháu đời sau. Tản Đà tuy là người tuyên bố "đem văn chương bán phố phường" vẫn chưa phải là loại "văn sĩ, nghệ sĩ" suy nghĩ về ngề nghiệp và sáng tác giống như các nhà văn hiện đại. Loại hình nhà văn như vậy là một hiện tượng lịch sử ngắn ngủi chỉ tồn tại trên hai chục năm đầu thế kỷ liên quan với bước đầu tiếp xúc với văn học Châu Âu, với việc một số nhà nho bỏ bút lông, cầm bút sắt tập viết các thể loại văn học mới. Kích thích sự ra đời hiện tượng đó, trước hết phải là tình hình một số nhà nho học tiếng Pháp, hiểu và thích văn chương Pháp. Nhưng có lẽ còn quan trọng hơn là sự xuất hiện một công chúng văn học mới, công chúng văn học đô thị. Công chúng văn học mới với thị hiếu đô thị của họ, với phương tiện thông tin báo chí, nhất là với đồng tiền đã thay đổi vị trí xã hội của văn học và cũng thay đổi luôn cả tính chất văn học. Văn học mất dần tính chất cao đạo của "văn" theo quan niệm cổ truyền mà thành "văn nghệ" và đồng thời thành hàng hoá trao đổi giữa các tác giả và công chúng qua những thiết chế trung gian là nhà xuất bản, toà báo.
    Ý thức về quan hệ giữa nội dung và hình thức, chú ý đến cái hay, cái đẹp nghệ thuật thì đã có từ lâu. Trong luận ngữ đã đặt ra vấn đề quan hệ giữa "văn" và "chất", giữa "văn" và "đạt". Về sau nội đòi hỏi về nghệ thuật càng nhiều hơn. Một nước phát triển Nho học sớm, chăm lo việc mở mang học hành thi cử như nước ta đã có mấy trăm năm, người đi học trau dồi cách viết văn cho thành kỹ xảo, nhưng do quan niệm văn ngự trị nên văn vẫn gắn với đạo lý, vẫn mang chức năng giáo huấn mà không thành văn nghệ để phát triển độc lập với nghệ thuật, tư tưởng. Tản Đà thuộc thế hệ nhà văn đầu tiên quan niệm một cách khac. Họ viết tuồng, làm thơ, viết báo, viết truyện đã có ý thức lập một sự nghiệp văn học, không phụ thuộc vào thi đỗ làm quan, một sự nghiệp khác với chuyện "trước thư lập ngôn" của các nhà nho xưa. Thứ văn chương mà họ viết không nhằm vào việc giáo hoá. Viết văn như họ chưa thành một nghề, nhưng từ công việc đó cũng có thể kiểm tra tiền tài và cinh quang. Nếu không quan niệm khác trước như vậy, một cậu ấm như Tản Đà không dám bỏ quê nhà đi viết tuồng, diễn tuồng, không dám ngông nghênh đem văn chương đi "bán phổ thông" và viết theo cách Tản Đà.
    • Thơ Tản Đà Tác Phẩm Và Lời Bình
    • NXB Văn Học 2007
    • Tuấn Thành, Vũ Nguyễn
    • 257 Trang
    • File PDF-SCAN
    Link Download
    http://lib.hpu.edu.vn/handle/123456789/10060
    https://drive.google.com/file/d/1EeJEpMUQHxA8RTWTMpgk77vcSP4SWlA9
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

    Last edited by a moderator: Aug 4, 2022

Share This Page