Nguyễn Thượng Hiền là người yêu nước, có sự nghiệp văn chương sáng chói với mục đích vận động chính trị – xã hội và đấu tranh cách mạng. Điều đáng quý là ông đã từ bỏ vinh hoa phú quý, từ bỏ tư tưởng Nho giáo lỗi thời để cổ động cho tư tưởng duy tân, dân chủ. Ông trước tác nhiều, hiện còn trên 600 bài thơ, văn Hán Nôm. Tác phẩm chữ Hán có:“Nam chi tập” (Tập thơ văn chim Việt đậu cành Nam, 3 quyển), “Mai Sơn ngâm thảo” (những bài thơ ngâm ngợi của Mai Sơn), “Hạc thự ngâm biên” (chép những bài thơ nơi công quán của chim hạc), “Nam hương tập” (tập thơ hương vị đất Nam); “Hát Đông thư dị” (chép những chuyện lạ ở Hát Đông)… Tác phẩm chữ Nôm có: “Phú cải lương” (dùng toàn tục ngữ và thành ngữ), “Hợp quần doanh sinh thuyết”… Trong đó, “Phú cải lương” là một trong những thành công lớn nhất của ông về văn học. Phú là một thể loại văn học thuộc lục nghĩa (phong, phú, tỉ, hứng, nhã, tụng). Phú là phô bày, tức là “bày tỏ một cách trực diện những tốt xấu trong nền chính trị” (Trịnh Huyền, 127-200, người Trung Quốc); “Phú là phô trương văn vẻ, tả vật nói chí” (Lưu Hiệp, ?-?, người Trung Quốc). Về nghệ thuật, phú dùng nhiều từ hoa mỹ, chú trọng cái đẹp về thanh điệu, dùng bố cục kiểu tản văn, đan xen câu dài ngắn, sử dụng các biện pháp tu từ và vần đối linh hoạt. Do đó, nó vừa tự do vừa chặt chẽ, có đặc điểm của tản văn lại có cả chất thơ. Ở Việt Nam, so với phú chữ Hán thì phú chữ Nôm (và sau này là phú chữ quốc ngữ) có lợi thế là tiếng nói dân tộc, tiếp thu chất liệu từ thành ngữ, tục ngữ, ca dao và nhiều yếu tố của ngôn ngữ đời sống… nên mang tính chất bình dân hóa, thông tục hóa, rất phù hợp với với nội dung trào phúng; nội dung hiện thực và nhân đạo. Thơ Văn Nguyễn Thượng Hiền NXB Văn Hóa 1959 Lê Thước 215 Trang File PDF-SCAN Link download https://drive.google.com/file/d/15NdOlrgTGxu1C5153SqpsgFcPACFP7Bohttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1