Câu hỏi đầu tiên và quan trọng nhất mà độc giả thường quan tâm là liệu có sự khá cbiệt nào giữa cuốn sách này với các cuốn sách khác viết về phương pháp nghiên cứu khoa học đang bán trên thị trường? Xin trả lời rằng có bốn sự khác biệt cơ bản. Thứ nhất, không giống như các sách khác, cuốn sách này không chỉ viết về “phương pháp nghiên cứu” (thu thập và phân tích dữ liệu thực nghiệm), mà còn đề cập toàn bộ “quá trình nghiên cứu” từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc. Phương pháp nghiên cứu chỉ là một giai đoạn trong quá trình nghiên cứu và có lẽ là một trong những công việc đơn giản và rõ ràng nhất. Hầu hết các sách hiện có đi sâu giới thiệu, phân tích về các phương pháp nghiên cứu, nhưng lại bỏ sót các vấn đề phức tạp, quan trọng hơn và khó hình dung về cấu trúc, như lý thuyết hóa và tư duy khoa học của nhà nghiên cứu. Những vấn đề này lại thường là điều kiện tiên quyết cho thành công của các nghiên cứu thực nghiệm. Theo kinh nghiệm cá nhân, hầu hết nghiên cứu sinh tiến sĩ sử dụng khá thành thạo các phương pháp nghiên cứu, nhưng nhiều học viên còn gặp lúng túng trong việc phát hiện câu hỏi nghiên cứu thú vị, hữu ích hoặc xây dựng các lý thuyết khoa học. Để khắc phục những khó khăn này, tôi có dành nhiều chương cho chủ đề đó như: “Tư duy của nhà nghiên cứu” và “Lý thuyết trong nghiên cứu khoa học”. Đây là những kỹ năng cơ bản cho những người mới bắt đầu bước vào nghiên cứu khoa học. Thực Hành Nghiên Cứu Xã Hội NXB Chính Trị 1998 Therese L. Baker Dịch: Hồng Quang, Lê Mai, Tô Văn 767 Trang File PDF-SCAN Link download https://drive.google.com/file/d/1WVGzOlW8qsze1Q3IwpZ-pGLLesUaREhehttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1