Gia Lai là tỉnh miền núi biên giới phía tây nam của Tổ quốc, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh và quốc phòng của cả nước. Nhân dân các dân tộc Gia Lai vốn có truyền thống vãn hóa lịch sử lâu đời, đậm đà bản sắc văn hóa độc đáo và thuần phác của Tây Nguyên. Từ ngày có Đảng, nhân dân các dân tộc Gia Lai đã phát huy truyền thống đoàn kết, đấu tranh kiên cường cùng đồng bào cả nước chống giặc ngoại xâm trước đây cũng như xây dựng cuộc sống mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay. Thực hiện Nghị quyết 4 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 7, Nghị quyết Đại hội lần thứ 10 của tính Đảng bộ Gia Lai và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về công tác văn hóa văn nghệ, trong những năm qua Viện Khảo cổ học thuộc Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia phối hợp với Sở Văn hỏa - Thông tin - Thể thao Gia Lai đã tiến hành khai quật hai di chỉ khảo cổ học nổi tiếng là Biển Hồ và Trà Dôm, đổng thời phát hiện mới một loạt các di tích tiền sử khác trên đất Gia Lai. Trong các đợt khảo sát này đã thu được hàng nghìn di vật đá. hàng vạn mảnh gốm cùng các di tích bếp, mộ táng của cư dân thời tiền sử. Những tư liệu này cho phép phác thảo bức tranh toàn cảnh tiền sử tính Gia Lai nói riêng và Tây Nguyên nói chung. Tiền Sử Gia Lai NXB Gia Lai 1995 Vũ Ngọc Bình, Nguyễn Khắc Sử, Đào Huy Quyền, Bùi Văn Liêm 216 Trang File PDF-SCAN Link download https://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/84747 https://drive.google.com/file/d/1aDCJ1AfaTin5yFxi8e2_THpLmpjfliz1https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1