Trong binh thư cổ có câu rằng: biết người biết mình, trăm trận không thua. Cậu ấy tuy nói về cách dùng binh, nhưng có lẽ chẳng những là dùng binh mới phải biết người biết mình, phàm người ta ở đời, lập thân xử sự, hưng công kiến nghiệp, nhỏ từ cá nhân. lớn đến một nước, hễ đã có nói tới tiếng cái người, « cái mình », "của người", "của mình", có cái giới hạn người với mình đối luỹ nhau, có cái đường lối người với mình giao thông nhau, có cái tình diện người với mình tiếp hiệp nhau, có cái quyền lợi người với mình xung đột nhau, nghĩa là ở đời không phải chỉ có một mình mình, thì mình đối với người phải biết người thế nào mà mình thế nào, cái gì mình hơn người, cái gì mình kém người; nước mình đối với nước người cũng vậy, dân-tộc mình đối với dân tộc khác cũng vậy, cũng phải biết dân tộc người ta thế nào; dân tộc mình thế nào, dân tộc người ta có những cái gì là cái sở-trường hơn dân tộc mình, dân tộc mình có những cái gì là cái sở đoản kém dân tộc người ta mới biết thân nhặt cái ưu điểm của người. Tiếng Gọi Đàn NXB Đông Tây 1936 Dương Bá Trạc 116 Trang File PDF-SCAN Link download https://drive.google.com/file/d/171obxDBc3fJdpceyuxBANwkKH-l_iRXihttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1