Tiếp Cận Văn Học Từ Góc Nhìn Văn Hóa (NXB Đại Học Quốc Gia 2013) - Lê Nguyên Cẩn, 270 Trang

Discussion in 'Ngữ Văn Học' started by admin, Oct 20, 2014.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    upload_2022-11-13_20-20-17.png
    Chuyên luận Tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa hướng tới mục tiêu khám phá các giá trị văn học không chỉ trên bình diện hình tượng mà từ chiều sâu văn hóa của các hình tượng văn chương, vốn là một trong các giá trị căn bản của tác phẩm văn học. Khía cạnh mà chuyên luận hướng tới chính là các giá trị văn hóa có trong tác phẩm văn học, ý nghĩa thực tiễn của các giá trị đó trong việc giáo dục đạo đức, nhận thức và thẩm mĩ cho độc giả. Bởi lẽ, một trong những kết tinh cao nhất của văn hóa chính là văn học. Đọc hay học văn học chính là đọc và học để tìm hiểu bản sắc văn hóa của một dân tộc, một cộng đồng được chuyển tải và kết tụ trong tác phẩm văn chương của dân tộc ấy, cộng đồng ấy. Qua đó, nhận thức được sức sống kì diệu của dân tộc và cộng đồng ấy. Mặc dù văn hóa là sản phẩm được tạo ra khi con người lột xác từ con người tự nhiên chuyển sang con người xã hội và tạo ra môi trường thứ hai trong đó con người thực hiện các hoạt động và các ước mơ của mình, ngoài môi trường tự nhiên của thế giới xung quanh, nhưng chuyên luận chỉ tập trung vào một khía cạnh của văn hóa mà không lí giải mọi hiện tượng văn hóa.
    Chuyên luận này được giảng dạy chuyên đề sau đại học tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội, từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, vấn đề mà chuyên luận đưa ra là một vấn đề không dễ giải quyết trong một sớm một chiều nhưng gợi mở một hướng nghiên cứu, một hướng tiếp cận tác phẩm văn chương để hiểu hơn vì sao văn học tồn tại trong đời sống con người và vì sao nhân loại cần tới văn học. Tất nhiên, khi nói văn hóa là của con người, do con người và cho con người thì văn học cũng phải mang các tính chất đó. Văn học là sáng tạo của con người để xác lập và bảo vệ các giá trị thiêng liêng mang tính chất người của con người, để không ngừng nâng tầm vóc con người không chỉ là con người xã hội bình thường (mà ở đó tính chất bầy đàn nhiều hơn tính chất cộng đồng) mà là con người xã hội - văn hóa (với sự ưu trội của các giá trị nhân văn, nhân đạo, phẩm chất cộng đồng). Hy vọng chuyên luận sẽ mang lại những giờ phút bổ ích cho những người ham mê văn học, cho các sinh viên, cao học, nghiên cứu sinh và các đồng nghiệp. Tác giả chân thành cảm ơn các nhà nghiên cứu, các học giả, nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch, các dịch giả được trích dẫn trong chuyên luận này. Tác giả trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc NXB Đại học Quốc gia Hà Nội và các biên tập viên đã tạo điều kiện giúp đỡ cho chuyên luận được ra mắt độc giả. Tác giả cũng chân thành cảm ơn và mong muốn nhận được các đóng góp chân thành từ bạn đọc gần xa.
    • Tiếp Cận Văn Học Từ Góc Nhìn Văn Hóa
    • NXB Đại Học Quốc Gia 2013
    • Lê Nguyên Cẩn
    • 270 Trang
    • File PDF-TRUE
    Link download
    http://dlib.vnu.edu.vn/iii/cpro/DigitalItemViewPage.external?sp=1045743
    https://drive.google.com/file/d/10HB1ifm3v2D9euTPjtn_vsMXFw-rDflb
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

    Last edited: Nov 13, 2022

Share This Page