Bất cứ một trào lưu văn học nào ra đời và phát triển cũng đều dựa trên những nền tảng có sẵn trước đó. Nền văn học Việt Nam 1945 – 1975 cũng hình thành trên cơ sở nguồn mạch văn chương dân tộc suốt thời cổ trung đại. Nó tiếp nối cảm hứng anh hùng ca đã tuôn chảy từ trong truyền thuyết, sử thi cổ đại như: Lạc Long Quân, Hùng Vương, Thánh Gióng, trường ca Tây Nguyên… Tinh thần yêu nước, chống ngoại xâm luôn được hun đúc trong suốt thời kỳ trung đại qua các tác phẩm tiêu biểu như: Sông núi nước Nam, Hịch tướng sĩ, Thuật hoài, Bạch Đằng giang phú, Bình Ngô đại cáo… Cảm hứng lịch sử dân tộc được tiếp nối với Hoàng Lê nhất thống chí. Đây là cuốn tiểu thuyết đầu tiên ở Việt Nam lấy đối tượng phản ánh là hiện thực lịch sử diễn ra trước mắt tác giả. Tinh thần này cũng được thể hiện phổ biến trong tiểu thuyết hiện đại Việt Nam thời chiến tranh. Văn chương Đồ Chiểu có tác dụng lớn đến các nhà văn cách mạng sau này. Không phải ngẫu nhiên mà Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam đã lập ra giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu để cổ vũ văn nghệ sĩ học tập theo tinh thần Đồ Chiểu. Đó là tư tưởng “văn dĩ tải đạo”, văn chương phải có trách nhiệm đấu tranh bảo vệ lẽ phải, phản ánh cái đẹp để làm gương sáng cho đời. Ngôn ngữ văn chương phải dễ hiểu, gần gũi với quần chúng và được nhân dân yêu thích. Tiểu Thuyết Việt Nam 1945-1975 NXB Văn Học 2012 Phạm Ngọc Hiền 385 Trang File PDF-SCAN Link download https://drive.google.com/file/d/1KffPkewBs_hznlyDWCudD2zovV5rCMFChttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1