Tuy không phải là một triết gia (người sáng lập những triết thuyết, mà chỉ là một nhà triết học (người nghiên cứu, giảng dạy triết học) nhưng Trần Đức Thảo là một người suốt đời bận tâm triết học. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, dù khó khăn về vật chất hoặc tinh thần, không làm ông thôi suy tư về nó. Điều đáng quý hơn nữa là ông luôn có ý thức không để mình lạc hậu so với trình độ tri thức chung của thế giới. Vì thế, người ta thấy ông lúc nào cũng đọc, đọc rất nhiều từ dân tộc học, nhân học tiền sử, đến tâm lý học trẻ em, tâm phân học… Nhưng có ý thức là một chuyện, còn kịp thế giới lại là một chuyện khác, bởi phụ thuộc vào phẩm cách cá nhân một phần, phần khác vào môi trường thông tin. Bởi vậy, ngày nay đọc sách của Trần Đức Thảo, bạn đọc có thể thấy đây đó một số tư tưởng đã cũ, một số những kết luận đã bị tư liệu mới vượt qua, hoặc những lập luận tuy nhất quán nhưng còn đơn tuyến cứng nhắc… Đó cũng là điều dễ hiểu, hẳn vì không ai có thể toàn bích, không ai chống lại được thời gian. Nhưng đóng góp lâu dài của Trần Đức Thảo cho học thuật Việt Nam là một tư duy triết học thuần khiết. Điều này trước hết thể hiện ở một năng lực tư biện cao (điều hiếm ở Việt Nam) sau đó là khả năng biết đặt và giải quyết những vấn đề cơ bản của khoa học, phương pháp nghiên cứu liên ngành… Hình như tất cả những ưu điểm trên đều hội tụ trong Tìm cội nguồn của ngôn ngữ và ý thức. eBook có trong tuyển tập DVD Ngôn Ngữhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1