Nhà triết học người Việt này không phải là một người xa lạ đối với các độc giả của tạp chí “La Pensée”. Các bài báo được ông công bố vào những năm 1960 - 1970 trong các số 147, 148, 149 của tạp chí của chúng ta làm nên chương đầu của công trình mà chúng tôi đang điểm. Tôi e rằng những bài báo này sẽ không có tiếng vang mà nó xứng đáng được như thế, và cái nhan đề quá nhã nhặn của công trình có thể hạn chế sự phổ biến của nó. Cuốn sách trình bày các giai đoạn của bước chuyển từ vượn người thuộc kỷ đệ tam đến con người thuộc thời kỳ đồ đá giữa bằng cách so sánh chúng với các giai đoạn [phát triển] của trẻ em trong khoảng từ một đến sáu tuổi. Đối với Nhân loại học, việc sử dụng quy luật tiến hóa loài lặp lại trong tiến hóa cá thể cung cấp một loạt các giả thuyết làm việc có thể được bàn luận trong từng bộ môn: Nhân loại học tự nhiên, Nhân loại học xã hội, Nhân loại học tiền sử, nhân loại học ngôn ngữ. Tuy năng lực có hạn (tôi là một nhà ngôn ngữ học về các ngôn ngữ chứ không phải là về hoạt động ngôn ngữ) nhưng tôi cố gắng tóm tắt những gì mà Trần Đức Thảo trình bày cho chúng ta. Tìm Cội Nguồn Ngôn Ngữ Và Ý Thức NXB Văn Hóa Thông Tin 1996 Trần Đức Thảo 357 Trang File PDF-SCAN Link download https://drive.google.com/file/d/1V8ezqqNte7my9UrWk1dArZwRC_MXRhRihttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1