Hãy tưởng tượng bản thân bạn trở về nhà sau chuyến đi nghỉ 2 tuần tới một hòn đảo vùng nhiệt đới ở nơi bạn không thể tiếp cận với tin tức. Chuyến đi đã đem lại cho bạn một kì nghỉ đáng giá, thoát khỏi trường học và cho phép bạn xả hơi với một vài người bạn vào cuối học kì. Nhưng nay bạn đang tò mò xem chuyện gì đã xảy ra trong khi bạn đi vắng. Khi bạn liếc vào một tờ báo mà ai đó đang đọc ở khu nhận hành lý kí gửi tại sân bay, các tiêu đề đập vào mắt bạn. Chúng chỉ ra rằng quân nổi dậy ở Iraq đã lấy đi mạng sống của nhiều binh sĩ Mỹ, bao gồm cả một người vừa tốt nghiệp một trường trung học địa phương. Trong khi trở về nhà từ sân bay, bạn nghe một chương trình radio về việc nhu cầu dầu mỏ nước ngoài của Mỹ tăng lên và sự bất ổn chính trị ở Nigeria và nhiều nước sản xuất dầu mỏ chính yếu khác. Nhìn qua vào các biển báo trạm dịch vụ dọc đường cao tốc bạn nhận ra giá xăng đã tăng đáng kể, làm cho việc đi lại hằng ngày tới nơi làm thêm của bạn đắt đỏ hơn. Ngay sau khi về nhà, bạn kết nối mạng và thấy rằng giá của đồng euro đã tăng tương đối so với giá đô la Mỹ, và bạn bắt đầu lo lắng về chi phí cho khóa du học mà bạn dự định thực hiện ở châu Âu vào kì sau. Cuối cùng, trong khi nghe tin tức trên tivi vào tối muộn ngày hôm đó, bạn nghe được nhiều báo cáo khác: các quan chức địa phương trên cả nước đã bắt đầu phàn nàn rằng ngân sách đảm bảo an ninh nội địa của liên bang đang được gắn quá chặt với việc chống lại các cuộc tấn công có thể xảy ra của Al Qaeda đến mức đã bỏ qua một vài nguy cơ nghiêm trọng khác; do nhu cầu ngày càng tăng ở Trung Quốc và Ấn Độ, các chương trình nhiên liệu sinh học đang phát triển ở châu Âu và Bắc Mỹ, và hạn ngạch xuất khẩu của các nhà sản xuất chính, nên giá ngũ cốc đã tăng trên khắp thế giới, dẫn đến việc Ngân hàng Thế giới dự tính rằng 33 nước đang có nguy cơ nội chiến vì thiếu lương thực; và, liên quan đến sự bất ổn của thị trường tín dụng toàn cầu, nhiều ngân hàng chủ chốt ở Mỹ đã cho biết rằng họ sẽ tạm thời dừng cho vay đối với học sinh nhập học các trường cao đẳng cộng đồng và nhiều trường nhỏ khác.https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1 Mặc dù chúng ta có văn chương hóa nó một chút, bối cảnh vừa được mô tả không phải là giả định hoàn toàn; nó xuất phát từ rất nhiều sự kiện đã thực sự diễn ra vào tháng 5 năm 2008. Khi nghĩ về cái tháng khá đặc thù này, người ta không thể không bị nhắc nhở rằng chúng ta đều bị ảnh hưởng bởi những sự kiện diễn ra ở xa xôi và rằng tất cả chúng ta đều có lợi khi có thể nắm bắt tốt hơn nguyên nhân và kết quả của chúng. Nhưng làm sao chúng ta có thể hiểu rõ nhất những biến động mà 6,7 tỉ người trên thế giới phải đối mặt hằng ngày? Liệu những cú sốc thi thoảng lại bùng phát trên khắp thế giới có mở đường cho một trật tự thế giới hoàn toàn mới của thế kỉ 21 không? Hay liệu rất nhiều những rối loạn khủng khiếp ngày nay thực sự chỉ là nhất thời, chỉ là những đường tăng bất thường trên bản vẽ địa chấn của lịch sử? Bài viết sẽ cho bạn cái nhìn rõ ràng về tình hình chính trị thế giới trong thế kỷ chúng ta đang sống: http://nghiencuuquocte.net/2014/02/11/tim-hieu-chinh-tri-the-gioi-tk21/#sthash.vxn5KmT8.dpuf