Tìm Hiểu Kinh Sám Hối NXB Tam Giáo Đồng Nguyên 2009 Thanh Căn, Huệ Khải 78 TrangKhi mới thành lập nền tảng phổ độ của đạo Cao Ðài (1926), Ðức Chí Tôn dạy các tiền bối khai Đạo đến Minh Lý Đạo thỉnh kinh. Trong lúc ấy các tiền bối ở Minh Lý Đạo cũng được Ơn Trên giáng cơ dạy chuẩn bị truyền kinh. Cùng với một số kinh khác, Kinh Sám Hối từ Minh Lý Đạo đã được truyền sang đạo Cao Đài như thế, và chính thức là một phần của Kinh Thiên Đạo. Như Kinh Sám Hối của Hội Thánh Truyền Giáo đã dạy “Quỷ lục dục thất tình cám dỗ”, mỗi người sống ở thế gian đều có đủ mười ba con ma nội tại, nên cứ hễ sẩy ra một chút là lập tức tạo lấy cho mình ba nghiệp thân, khẩu, ý. Ba nghiệp này mãi xoay vần, ràng buộc con người vào vòng đau khổ triền miên vì luân hồi nghiệp quả báo ứng. Do đó, Ơn Trên sớm ban Kinh Sám Hối để truyền giảng lời lành khuyến thiện, dạy rõ luật nhân quả công bình để con người tỉnh ngộ, rèn tâm sửa nết. Sám hối hiển nhiên lúc nào cũng rất cần thiết cho mọi người, nhất là đối với người tu. Đức Chí Tôn dạy: “Mỗi khi đứa nào lầm lỡ một việc gì, ráng mà sám hối ăn năn.” Link Download eBook có trong tuyển tập DVD Đạo Cao Đài http://tamgiaodongnguyen.com/Kinh/TimHieuKinhSamHoi.pdfhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1