Tìm Hiểu Lịch Sử Kiến Trúc Tháp Chămpa (NXB Văn Hóa Thông Tin 2005) - Lê Đình Phụng, 322 Trang

Discussion in 'Khảo Cổ Học' started by dangnghia, Jan 16, 2016.

  1. dangnghia

    dangnghia New Member

    upload_2023-8-17_12-2-1.png
    Ðối với các tháp Chăm, kỹ thuật xây dựng tháp thực chất là sự kết hợp hài hòa, chặt chẽ của công nghệ xây dựng và điêu khắc. Mà biểu hiện vật chất của nó chính là tỷ lệ kiến trúc và nghệ thuật kết hợp kiến trúc với các dạng điêu khắc trang trí, đặc biệt là kỹ thuật xây dựng không mạch vữa. Qua đó nó thể hiện giá trị phi vật thể là nội dung thờ tự, tâm linh và cao hơn là ý nghĩa triết học của các đền tháp Chăm.
    Theo đó, việc nghiên cứu xác định được đúng kỹ thuật xây dựng tháp Chăm của người Chăm xưa sẽ giúp cho việc trùng tu được chuẩn xác, đưa ra được những phương tiện và phương pháp để bảo tồn trùng tu được tối đa các giá trị chân xác của di tích. Phương pháp tu bổ đó vừa đảm bảo được tính nguyên gốc, chính xác, phù hợp, cụ thể cho mỗi tháp và từng bộ phận chi tiết của các tháp Chăm. Ðồng thời qua đó có thể mở ra hướng trong nghiên cứu, tìm ra phương pháp xây mới có nhiều ưu điểm hơn phục vụ cho ngành xây dựng, thay thế cho lối xây bằng vữa xi măng + cát hoặc vôi + cát như hiện nay cũng như lý giải những ẩn số xung quanh các vấn đề như kỹ thuật, triết học, tâm linh... của người Chăm xưa. Ðiều này nhằm góp phần cho công cuộc trùng tu và phát huy các giá trị tại Mỹ Sơn nói riêng và các tháp có giá trị tại miền Trung nói chung.
    Như chúng ta đã biết, trong công tác trùng tu, đối với các tháp Chăm, yêu cầu bắt buộc của việc trùng tu ngoài nhiệm vụ hàng đầu là tu sửa khẩn cấp để bảo tồn kịp thời di tích và giá trị lịch sử của công trình cổ, còn đòi hỏi phải xây gạch theo kiểu cổ truyền của người Chăm xưa, tức là kỹ thuật thế nào đó để kết dính các viên gạch lại với nhau. Ngoài yêu cầu của độ bền vững ra, không còn để lộ khe hở, cũng như không để lộ cho thấy mạch hồ vữa của chất kết dinh (nếu có). Như thế, ngôi đền tháp sau khi phục chế mới không có sự khác biệt và giữ được nét đặc thù của tháp Chăm, đồng thời giữ được nét thẩm mỹ của màu sắc và hoa văn điêu khắc trên mặt tường ngôi tháp. Trên cơ sở đó, nhiều giả thuyết về kỹ thuật xây cất các ngôi tháp cổ của người Chăm xưa đã được đưa ra. Tuy nhiên một số luận cứ trong các giả thiết đó vẫn còn chưa rõ ràng và còn nhiều tranh cãi, mâu thuẫn làm vấn đề chưa ngã ngũ và đi đến tiếng nói chung. Vì vậy, qua nghiên cứu phân tích các thành phần hóa lý cũng như dấu tích còn lại trên bề mặt các Tháp cổ, cá nhân tôi và Cha là nhà nghiên cứu văn hóa Chămpa - Hồ Xuân Em (đã mất) đưa ra một giả thuyết riêng. Giả thuyết có thể còn nhiều vấn đề cần tranh cãi và kiểm chứng, nhưng tôi cũng xin mạnh dạn đưa ra để cùng trao đổi nhằm góp phần vào tiếng nói chung trong công việc nghiên cứu và trùng tu các tháp.
    • Tìm Hiểu Lịch Sử Kiến Trúc Tháp Chămpa
    • NXB Văn Hóa Thông Tin 2005
    • Lê Đình Phụng
    • 322 Trang
    • File PDF-SCAN
    Link download
    http://nitroflare.com/view/FCF59A6B6809F4A
    https://drive.google.com/file/d/137f6McVWbXvyXGCw15C2bREJMhntRcd_
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

    Last edited by a moderator: Aug 17, 2023

Share This Page