Tìm Hiểu Phương Pháp Viết Chèo (NXB Văn Hóa Văn Nghệ 1964) - Hà Văn Cầu, 151 Trang

Discussion in 'Nghệ Thuật Sân Khấu' started by sieutocviet4, Oct 5, 2020.

  1. sieutocviet4

    sieutocviet4 Member

    [​IMG]
    Chèo là loại hình nghệ thuật tổng hợp. Chèo tổng hòa các yếu tố dân ca, dân vũ, dân nhạc, diễn xướng, tuồng tích trở thành đặc sản văn hóa đặc trưng ở Bắc Bộ. Xuất phát từ âm hưởng của giai điệu dân ca dần dần hình thành các tố chất buồn, vui, trong sáng, trầm tư, dí dỏm, trào lộng từng câu hát, trong từng hoàn cảnh cụ thể. Trong sự phát triển thăng hoa của lối nói, lời thơ, trò diễn dân giã đã xướng lên, ngân nga thành làn, thành điệu.
    Trong chèo, làn là hơi thở của nhạc điệu. Làn là theo khổ thơ lời hát mà ngân lên. Nhiều lời câu hát sẽ dài, ít lời câu hát ngắn lại. Làn còn được biến tấu để diễn đạt cảm xúc, tình huống cụ thể của tích, trò. Làn chính là sản phẩm của ứng tác âm thanh, ứng diễn tự do theo phương thức dân giã, dân gian. Làn chính là môi trường âm nhạc của câu hát, là âm nhạc hóa thơ ca, được nảy nở từ nhịp trống phách và nét dạo của các nhạc cụ trong chèo.Đi liền với làn là điệu. Điệu lấy chất liệu, hơi hướng từ làn nhưng được cấu trúc chặt chẽ, định hình nghiêm chỉnh cùng kỹ thuật thể hiện lời hát, thanh điệu ở mức độ cao hơn, ổn định hơn. Điệu được dùng cho đơn ca, đối ca, đồng ca, tốp hát để miêu tả tâm trạng, tính cách nhân vật và bối cảnh. Điệu không được chênh khỏi làn và phải bảo đảm bảo đúng đặc trưng hát chèo. Ở điệu, vai trò âm nhạc được coi trọng, được phát huy, tạo hiệu ứng lan tỏa của câu hát, lời hát.
    • Tìm Hiểu Phương Pháp Viết Chèo
    • NXB Văn Hóa Văn Nghệ 1964
    • Hà Văn Cầu
    • 151 Trang
    • File PDF-SCAN
    Link download
    https://dlib.hcmussh.edu.vn/opac/search/detail.asp?ID=73100
    https://drive.google.com/file/d/1VM01UeAmlxVG5gyd0cn8Z0pKKaQLplSY
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

    Last edited by a moderator: Apr 12, 2022

Share This Page