Tìm Hiểu Văn Học Trung Đại Việt Nam (NXB Đại Học Quốc Gia 2005) - Phạm Tuấn Vũ, 180 Trang

Discussion in 'Văn Học, Nghị Luận' started by admin, Nov 2, 2014.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    upload_2021-9-9_17-40-48.png
    Văn học viết Việt Nam hay bất kỳ một nền văn học dân tộc nào khác đều phát triển trên cơ sở kế thừa những tinh hoa của văn học dân gian. Mối quan hệ giữa văn học viết trung đại Việt Nam và văn học dân gian biểu hiện ở chỗ: văn học viết tiếp thu văn học dân gian từ đề tài, thi liệu, ngôn ngữ, quan niệm thẩm mĩ ở khía cạnh ngôn ngữ và thể loại. trong quá trình phát triển hai thể loại luôn có mối quan hệ biện chứng, tác động, bổ sung lẫn nhau để cùng phát triển. Văn học dân gian là nền tảng của sự hình thành các thể loại tự sự, các tập văn xuôi chữ Hán, các truyện Nôm và các tập thơ ca của tác giả., chẳng hạn với 22 truyện trong “Lĩnh nam chích quái lục” của Trần Thế Pháp, phần lớn truyện có tính chất truyền thuyết. Nguyễn Dữ trong “Truyền kỳ mạn lục” đã đưa motip truyện dân gian như “lấy vợ kì dị”. “gặp gỡ người chết”, “xuống thủy cung”… để tạo ra câu chuyện mới. “Đại Việt sử kí toàn thư” của Ngô Sĩ Liên có nhiều tư liệu dân gian để viết chính sửa của nhà nước, nhiều sự tích vốn có của nguồn gốc từ truyền thuyết dân gian như công cuộc xây dựng thành của An Dương Vương với việc thần Kim Quy trừ tinh gà trắng và cho nhà vua móng vuốt làm lẫy nỏ. thời thơ ấu của Đinh Bộ Lĩnh với việc “cờ lau tập trận” và việc rồng hiện lên cứu Bộ Lĩnh qua sông…
    • Tìm Hiểu Văn Học Trung Đại Việt Nam
    • NXB Đại Học Quốc Gia 2005
    • Phạm Tuấn Vũ
    • 180 Trang
    • File PDF-SCAN
    Link download
    http://dlib.vnu.edu.vn/iii/cpro/DigitalItemViewPage.external?sp=1041365
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     
    Last edited: Sep 9, 2021

Share This Page