Thời xa xưa, người Việt sống chủ yếu dựa vào việc khai thác tự nhiên. Vì vậy, việc thờ cúng các vị thần tự nhiên (nhiên thần) đã sớm gần gũi với họ. Hơn nữa, Việt Nam lại là ngã ba đường nơi giao lưu của nhiều tộc người, của nhiều luồng văn minh. Hai yếu tố đó làm cho Việt Nam trở thành một quốc gia đa tôn giáo, tín ngưỡng. Tính đa thần ấy không chỉ biểu hiện ở số lượng lớn các vị thần mà điều đáng nói là, các vị thần ấy cùng đồng hành trong tâm thức một người Việt. Điều đó dẫn đến một đặc điểm của đời sống tín ngưỡng - tôn giáo của người Việt đó là tính hỗn dung tôn giáo. Trước sự du nhập của các tôn giáo ngoại lai, người Việt không tiếp nhận một cách thụ động mà luôn có sự cải biến cho gần gũi với tư tưởng, tôn giáo bản địa. Vì vậy, ở nước ta, trong khi các tôn giáo vẫn phát triển thì các tín ngưỡng dân gian vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân. Cuốn sách đã nêu được những giá trị văn hoá của các hình thái biểu tượng trong các hoạt động tín ngưỡng, vai trò của chúng trong việc hình thành bản sắc văn hoá tộc người, dân tộc Việt Nam Tín Ngưỡng Dân Gian Ở Việt Nam NXB Văn Hóa Thông Tin 2001 Lê Như Hoa 433 Trang File PDF-SCAN Link download https://drive.google.com/file/d/1XNysFaReHHO4ohJQ0NS5wopzvPnP34Ivhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1