Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa Tịnh Không 535 TrangTrong năm bản dịch gốc còn được lưu truyền, hai bản ghi bốn mươi tám nguyện, hai mươi bốn nguyện cũng được ghi trong hai bản, còn bản dịch đời Tống chép ba mươi sáu nguyện, sai biệt quá lớn! Nếu bảo nguyên bản chỉ có một loại, chắc chắn không thể nào có sự sai biệt này. Đó là chuyện chẳng thể xảy ra được! Do vậy, từ chỗ có ba loại bổn nguyện sai biệt, cổ đại đức phán đoán: Đối với bảy bản dịch đã thất truyền, do không biết nội dung [nên chẳng dám bàn tới], từ năm bản dịch này, khẳng định đức Thế Tôn tối thiểu giảng [kinh Vô Lượng Thọ] ba lần. Ba lượt nói bổn nguyện của A Di Đà Phật, đức Thế Tôn nói các điều nguyện không giống nhau, nên mới có sai biệt. Dự đoán này rất hợp la-tập (logic), bọn chúng ta cũng đều có thể chấp nhận. Nhiều lần tuyên giảng đâu phải dễ! Nếu không phải là hết sức trọng yếu, đức Thế Tôn chẳng thể tuyên giảng nhiều lượt. Trong Đại Tạng Kinh, gần như chẳng tìm được dấu vết [những bộ kinh khác] được tuyên giảng nhiều lần. Sở dĩ, thuở còn tại thế, đức Phật đã tuyên giảng bộ kinh này nhiều lần, vì đây là một bộ kinh vô cùng trọng yếu. Nhất là chúng ta thấy Thiện Đạo đại sư đã nói hai câu, ngài Thiện Đạo là người đời Đường, theo truyền thuyết Ngài là A Di Đà Phật tái lai, lời ngài Thiện Đạo nói chính là lời A Di Đà Phật nói! Ngài dạy: “Như Lai sở dĩ hưng xuất thế, duy thuyết Di Đà bổn nguyện hải” (Sở dĩ đức Như Lai xuất hiện trong thế gian chỉ vì muốn nói biển bổn nguyện của Phật Di Đà), có nghĩa là nói: Thập phương chư Phật thị hiện trong thế gian. Link download http://hoavouu.com/images/file/0ifNP2Ax0QgQACF-/tinhdodaikinhgiaidiennghia-httinhkhong.pdfhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1