Tình Hình Kinh Tế-Xã Hội Việt Nam 10 Năm 1991-2000 (NXB Thống Kê 2001) - Nhiều Tác Giả, 248 Trang

Discussion in 'Niên Giám Thống Kê' started by cv9tt4, Nov 20, 2021.

  1. cv9tt4

    cv9tt4 Member

    upload_2021-11-21_0-45-32.png
    Đại hội Đảng lần thứ VII tiến hành vào cuối tháng 6 năm 1991 đã đánh giá những mặt làm được cũng như chưa được trong kế hoạch 5 năm 1986 – 1990 và thông qua Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2000 với mục tiêu tổng quát là: Ra khỏi khủng hoảng, ổn định tình hình kinh tế- xã hội. Phấn đấu vượt qua tình trạng nước nghèo và kém phát triển, cải thiện đời sống nhân dân, củng cố quốc phòng và an ninh, tạo tiền đề cho đất nước phát triển nhanh hơn vào đầu thế kỷ 21. Tổng sản phẩm trong nước đến năm 2000 gấp đôi năm 1990. Đại hội cũng đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ tổng quát cho kế hoạch 5 năm 1991-1995 là: Vượt qua khó khăn, thử thách, ổn định và phát triển kinh tế – xã hội, tăng cường ổn định chính trị, đẩy lùi tiêu cực và bất công xã hội, đưa đất nước cơ bản ra khỏi khủng hoảng kinh tế. Bước vào thực hiện phương hướng, nhiệm vụ và các mục tiêu nêu trên, nền kinh tế nước ta gặp một số khó khăn lớn là, trong khi chưa ra khỏi khủng hoảng và lạm phát, Mỹ và các thế lực thù địch vẫn tiếp tục cấm vận và bao vây kinh tế thì Liên Xô tan rã, các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ. Các khoản viện trợ quốc tế cũng như thị trường xuất khẩu và nhập khẩu bị thu hẹp đáng kể. Tổng mức lưu chuyển ngoại thương của nước ta với khu vực đồng Rúp giảm sút rõ rệt, cả năm 1991 chỉ đạt 366,4 triệu rúp, bằng 15,1% năm 1990, trong đó xuất khẩu 77,3 triệu rúp, bằng 7,3%; nhập khẩu 289,1 triệu rúp, bằng 21,0%. Nhiều chương trình hợp tác liên doanh với khu vực này đã đổ vỡ hoàn toàn. Các khoản viện trợ không hoàn lại và cho vay ưu đãi đột ngột chấm dứt.
    Tuy nhiên, bên cạnh khó khăn, còn có những thuận lợi rất cơ bản. Đường lối đổi mới được triển khai và bước đầu đã phát huy tác dụng tích cực. Kinh nghiệm tổ chức, quản lý và điều hành nền kinh tế hàng hoá vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước được tích luỹ. Các đơn vị kinh tế cơ sở sau một thời gian chao đảo đã dần dần thích nghi được với cơ chế quản lý mới. Quá trình mở cửa và hội nhập với bên ngoài cũng thu được kết quả nhất định. Tất cả những điều đó đã tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần, kinh nghiệm và lòng tin để tiếp tục sự nghiệp đổi mới. Đại hội Đảng lần thứ VIII tiến hành vào tháng 6 năm 1996 đã khẳng định những nhiệm vụ do Đại hội VII đề ra cho 5 năm 1991-1995 đã được hoàn thành về cơ bản. Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội, nhưng một số mặt còn chưa vững chắc. Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hoá đã cơ bản hoàn thành, cho phép chuyển sang thời kỳ mới: đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
    • Tình Hình Kinh Tế-Xã Hội Việt Nam 10 Năm 1991-2000
    • NXB Thống Kê 2001
    • Nhiều Tác Giả
    • 248 Trang
    • File PDF-SCAN
    Link download
    https://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/90215
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

    Last edited by a moderator: Nov 21, 2021

Share This Page