Tính ổn định của pháp luật là một khái niệm rộng, mang tính tương đối. Nếu tuyệt đối hóa tính ổn định của pháp luật sẽ làm cho văn bản pháp luật hoặc là có khung pháp lý quá rộng, quy định mang tính chung chung gây khó khăn cho quá trình áp dụng, hoặc là trở nên cứng nhắc, bất cập, lạc hậu quá xa so với điều kiện kinh tế - xã hội. Vì vậy, tính ổn định của pháp luật có thể hiểu một cách cơ bản là việc không thay đổi nội dung của pháp luật trong một khoảng thời gian hợp lý. Nhìn chung, tính ổn định của pháp luật thể hiện ở các nguyên tắc, giá trị, chính sách cơ bản của luật không thay đổi (trong một khoảng thời gian hợp lý) để các tổ chức, cá nhân nhận thức, tìm hiểu, điều chỉnh hành vi, tuân thủ theo quy định của pháp luật. Trong giai đoạn 2018-2019, Viện Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp) đã tổ chức nghiên cứu đề tài khoa học cấp Bộ “Tính ổn định của pháp luật Việt Nam: Lý luận, thực trạng và giải pháp”. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài này, nhóm tác giả đã biên soạn cuốn sách chuyên khảo “Tính ổn định của pháp luật: Nhận thức, thực tiễn và giải pháp đổi mới”. Cuốn sách tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và kinh nghiệm quốc tế về tính ổn định của pháp luật; phân tích, đánh giá thực tiễn tính ổn định của pháp luật thực định Việt Nam từ năm 2005 đến nay (trong các lĩnh vực như xử lý vi phạm hành chính, hình sự, thuế, dân sự, doanh nghiệp, đầu tư, ngân hàng...); từ đó đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm cải thiện tính ổn định của pháp luật Việt Nam thời gian tới. Tính Ổn Định Của Pháp Luật Nguyên Văn Cương, Trương Hồng Quang NXB Chính Trị 2021 258 Trang File PDF-TRUE Link download https://drive.google.com/file/d/1gdDNdqmX3WTV_w4ruHLI3WHzGlnPNN8fhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1