Toàn cầu hóa và những hiện thực mới gồm 18 bài viết phân tích, mổ xẻ 18 ngóc ngách và đưa ra lối thoát hiểm gợi ý là một tài liệu gây ngạc nhiên và thú vị cho những ai quan tâm đến vấn đề toàn cầu hoá hiện nay. Tác giả cuốn sách, Mahathir Mohamad, thủ tướng Malaysia, là một trong số ít các lãnh tụ chính trị trên thế giới đã từng phê phán chiều hướng toàn cầu hóa hiện nay với thái độ thẳng thắng bộc trực. Theo quan điểm của người lãnh đạo đó, Malaysia là nước duy nhất đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế 1997-1999 đã bác bỏ các chính sách kiểu IMF (Quỹ Tiền tệ Quốc tế) và đã soạn thảo ra một hệ thống chính sách riêng cho mình, bao gồm một tỷ giá hối đoái cố định, phi quốc tế hoá đồng tiền, kiểm soát có chọn lọc ngoại hối và vốn… Và kiến trúc sư chính của công trình táo bạo ấy không ai khác hơn là thủ tướng Mahathir. Không bị ép buộc phải thực hiện chính sách mở cửa kiểu IMF, Malaysia với sự hồi phục kinh tế nhanh chóng của nó đã làm nhiều người trên khắp thế giới quan tâm tìm hiểu các chính sách của Mahathir thay vì chấp nhận một sự mở cửa rập khuôn. Ông Mahathir đã trở thành người phát ngôn lỗi lạc của các nước nghèo về đề tài toàn cầu hoá. Các bài viết trong sách này được rút ra từ kinh nghiệm máu xương và tri thức cá nhân của người lãnh đạo một đất nước vừa trải qua nỗi thống khổ của một cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế. Không chỉ nói về nguy cơ, mà sách là đại cương về một phương thuốc giải độc của ông Mahathir. Toàn Cầu Hóa Và Những Hiện Thực Mới NXB Trẻ 2004 Mahathir Mohamad Dịch: Xuân Nguyễn, Dương Thủy, Huỳnh Hoa 250 Trang File PDF-SCAN Link download http://thuvien.due.udn.vn:8080/dspace/handle/TVDHKT/949 https://drive.google.com/file/d/1XvBK9eSqYZKCI3vbiIp1UMvW59NRO_j8https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1