Toát Yếu Kinh Trung Bộ Tập 1 + 2 + 3 (NXB Tôn Giáo 2009) - Thích Minh Châu, 512 Trang

Discussion in 'Tín Ngưỡng Tôn Giáo' started by nhandang123, Jul 13, 2015.

  1. nhandang123

    nhandang123 Moderator

    [​IMG]
    Toát yếu kinh Trung Bộ Tập 1 + 2 + 3
    NXB Tôn Giáo 2009
    Thích Minh Châu
    512 Trang
    Gốc rễ của đau khổ là dục hỷ: ham muốn, vui thích đối với các pháp từ vật chất đến tinh thần, từ phàm đến Thánh, từ bốn đại đến hạng sinh vật, người, chư thiên, các cõi Thiền, và Niết bàn. Về các pháp ấy, có những cách nhận thức khác nhau tùy theo trình độ tu học: lối nhận thức sai lầm của phàm phu gọi là tưởng tri, của người biết qua sách vở là thức tri, của bậc Thánh hữu học là thắng tri, của A la hán là tuệ tri. 17 Và cuối cùng, cái biết của Phật là liễu tri. Phàm phu tưởng tri các pháp, ví dụ địa đại, như sau: 1. Vị ấy nghĩ tự ngã là địa đại; 2. Nghĩ tự ngã ở trong địa đại; 3. Nghĩ tự ngã tách biệt với địa đại; 4. Nghĩ "địa đại là của ta." Như thế là không liễu tri địa đại. Về các pháp khác cũng thế, bao gồm: Chúng sinh, Chư thiên, Sinh chủ, Phạm thiên, Quang âm thiên, Biến tịnh thiên, Quảng quả thiên, Thắng giả, Không vô biên xứ cho đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ, kiến văn giác tri, Ðồng nhất 18 và sai biệt, Tất cả, Niết bàn. Ðối với 4 đại và các pháp khác, các bậc hữu học không có thái độ tưởng tri của phàm phu, nghĩa là: 1. Vị ấy không nghĩ tự ngã là địa đại; 2. Không nghĩ tự ngã ở trong địa đại; 3. Không nghĩ tự ngã tách biệt với địa đại; 4. Không nghĩ "địa đại là của ta”, không dục hỷ địa đại. Như thế gọi là thắng tri. Nhờ thắng tri các pháp, không dẫn đến tham, mạn và kiến, nên các bậc hữu học có khả năng liễu tri các pháp. Các bậc A la hán đối với các pháp trên 19 thắng tri một cách sâu xa, nghĩa là biết đúng thực chất vô thường khổ vô ngã của chúng, nên gọi là liễu tri các pháp. A la hán không dục hỷ Niết bàn vì đã liễu tri Niết bàn; hơn nữa, vì đã tận trừ tham, sân và si. Ðức Như Lai không tưởng tri địa đại… Niết bàn như kiểu phàm phu, không dục hỷ các pháp, vì đã liễu tri dục hỷ là nguồn gốc của đau khổ. Lại nữa, nhờ liễu tri lý duyên khởi, Ngài đã tận trừ ái thủ vì biết nó sẽ đưa đến hữu, sinh và già chết.
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

Share This Page