Nhà văn Lê Văn Trương, sinh năm 1906, mất năm 1964, Quê gốc: làng Đồng Nhàn, Hà Nội. Thuở nhỏ, ông học ở TX Bắc Giang (vì cha ông lên lập nghiệp Ở đây). Năm 1921, Lê Văn Trương học trung học ở trường Bưởi, Hà Nội. Năm 1923, bị đuổi khỏi trường, vì tham gia bãi khóa. Năm 1926, ông vào làm công chức ngành bưu điện, được bổ đi Pnômpênh rồi Môngcônbôray. Đến năm 1930, Lê Văn Trương bỏ nghề công chức đi khai khẩn đồn điển ở Battambang, làm thầu khoán, rồi buôn lậu qua nhiều nước lân cận như Thái Lan, Singapore, Trung Quốc. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, Lê Văn Trương bị phá sản, trở về đất Bắc. Từ 1932, ông bắt đầu gia nhập vào làng báo, làng văn. Lúc viết báo thường lấy bút danh Cô Lý. Ông từng cộng tác thường xuyên, chặt chẽ với các tờ báo, tạp chí như Trung Bắc tân văn, Tiểu thuyết thứ bảy, Phổ thông bán nguyệt san, Ích hữu…, với NXB Tân Dân. Cuối 1937, Lê Văn Trương chủ trương tuần báo Ích hữu đổi mới. Sau Cách mạng tháng Tám, ông lại ra tờ Việt Nam hồn. Lê Văn Trương từng tham gia bộ đội trong kháng chiến chống Pháp. Năm 1953, hồi cư về Hà Nội rồi vào Nam tiếp tục nghề thầu khoán, làm sách, viết báo từ trước khi hòa bình lập lại (1954). Từ 1959, làm việc cho Nha chiến tranh tâm lý ngụy và Đài phát thanh Sài Gòn. Một thời gian sau, ông bị chính quyền Diệm nghỉ ky, sa thải, trở nên thất nghiệp và chết trong đói nghèo, bệnh tật. Tủ Sách Tao Đàn Tôi Thầu Khoán NXB Tân Dân 1940 Lê Văn Trương 246 Trang File PDF-SCAN Link download http://nitroflare.com/view/3976E65192DA6BBhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1