Những quyển Kinh thánh trọn bộ xuất bản gần đây gồm có hai phần gọi là Cựu ước và Tân ước. Nhưng ở những bản dịch xuất bản vào đầu thế kỷ XX thì tựa đề của hai phần là “Sấm truyền cũ và Sấm truyền mới”. Như vậy có thể nói được là “Sấm truyền cũ và sấm truyền mới” tương đương với “Cựu ước và Tân ước”. Sở dĩ người ta không dùng tiếng “Sấm truyền” có lẽ bởi vì danh từ này không còn thông dụng nữa. Trong từ điển tiếng Việt do Viện ngôn ngữ học xuất bản, chúng ta thấy không có từ “sấm truyền”. Nếu muốn đi lục lọi các từ điển cổ thời, thì từ “sấm truyền” được định nghĩa như là “Lời dự đoán có từ lâu đời được truyền lại”. Sấm có nghĩa lời dự đoán, lời tiên tri, (chẳng hạn như sấm trạng Trình). Tôi nghĩ rằng nếu hiểu như vậy thì quả thật là nguy hiểm: người ta dễ quan niệm rằng Sách thánh như là sách sấm ký, tiên đoán vận mạng cá nhân và xã hội. Môn học Kinh thánh sẽ bị đồng hóa với môn tiên tri bói toán. Tóm Lại Những Truyện Sấm Truyền Cũ NXB Hồng Kong 1913 F. Monnier 428 Trang File PDF-SCAN Link download https://drive.google.com/file/d/1wjTC4N3IuUQORy9cpoQGXwhDo3qmsUC9https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1