Tôn Giáo Và Chính Sách Tôn Giáo Ở Việt Nam (NXB Tôn Giáo 2020) - Nguyễn Thanh Xuân, 547 Trang

Discussion in 'Tôn Giáo Học' started by quanh.bv, Mar 22, 2022.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Hỗ Trợ Diễn Đàn Staff Member Quản Trị Viên

    upload_2023-11-24_0-23-38.png
    Bước vào thời kỳ đổi mới, với phương châm nhìn lại và đổi mới một cách căn bản đối với tôn giáo và công tác tôn giáo, đồng thời đặt trong điều kiện mở cửa và hội nhập quốc tế, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách mới đối với tôn giáo, xác định tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, thực hiện chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo; nhìn nhận và phát huy những giá trị tích cực về đạo đức và văn hóa của tôn giáo; đồng thời, tiếp tục chủ trương đoàn kết tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân để thực hiện mục tiêu xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
    Công tác tôn giáo những năm qua đã đạt được những kết quả rất quan trọng, làm thay đổi đời sống tôn giáo ở Việt Nam theo hướng tích cực và tiến bộ, góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển đất nước. Để giúp cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị hiểu cơ bản về tôn giáo và chính sách tôn giáo nhằm thực hiện tốt chính sách đối với tôn giáo, PGS.TS Nguyễn Thanh Xuân, giảng viên cao cấp Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã biên soạn tập chuyên khảo “Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam”.
    Trong chuyên khảo này, mặc dù tập trung viết về tôn giáo và chính sách tôn giáo thời kỳ đổi mới, nhưng tác giả cũng đề cập đến những hạn chế trong nhận thức và ứng xử với tôn giáo trước đây. Tất cả những điều đó, theo tác giả là làm rõ dấu ấn đổi mới về chính sách đối với tôn giáo và những chuyển biến tích cực của đời sống tôn giáo ở Việt Nam.
    Mỗi một quốc gia, do những đặc điểm về địa lý, dân cư, lịch sử, kinh tế, xã hội và nhất là cơ tầng văn hóa khác nhau đã hình thành những đặc điểm riêng về tín ngưỡng, tôn giáo. Cũng vậy, tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam có những đặc điểm riêng. Tuy nhiên, cuốn chuyên khảo không đi sâu, tìm hiểu những đặc điểm mang tính nghiên cứu về văn hóa hoặc thuần túy học thuật, mà tiếp cận từ góc độ công tác tôn giáo, trong đó có công tác quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo. Sách gồm ba phần:
    Phần một - Tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Tìm hiểu về những hướng tiếp cận tôn giáo, so sánh giữa tín ngưỡng với tôn giáo, đồng thời, giới thiệu các loại hình tín ngưỡng, các loại hình tôn giáo ở Việt Nam, trong đó có cả đạo mới, đạo lạ (hiện tượng tôn giáo mới). Phần một cũng bao gồm những thông tin khái quát về đất nước, con người - cơ tầng văn hóa Việt Nam liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo.
    Phần hai - Chính sách tôn giáo ở Việt Nam. Tiếp cận quan điểm Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, công ước quốc tế về tự do tôn giáo, chính sách tôn giáo của một số nước. Đặc biệt, tập trung vào chính sách của Đảng và Nhà nước đối với tôn giáo thời kỳ đổi mới. Phần hai cũng đề cập đến bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo qua các thời kỳ.
    Phần ba - Đời sống tôn giáo ở Việt Nam. Thông tin về sự chuyển biến đời sống tôn giáo ở Việt Nam thời kỳ đổi mới, trong đó có việc các tôn giáo tham gia các hoạt động an sinh xã hội. Phần ba cũng phản ánh thái độ của các tôn giáo đối với chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Ngoài ra, cuốn sách chuyên khảo còn có các phụ lục giới thiệu những sự kiện liên quan đến đời sống tôn giáo ở Việt Nam thời kỳ đổi mới (giai đoạn 1990-2020).
    • Tôn Giáo Và Chính Sách Tôn Giáo Ở Việt Nam
    • NXB Tôn Giáo 2020
    • Nguyễn Thanh Xuân
    • 547 Trang
    • File PDF-OCR
    Link download
    http://thuvien.ajc.edu.vn:8080/dspace/handle/123456789/8938
    https://drive.google.com/file/d/10Knp_3N_doRrvTK3tenFJD-diSlrkCGh
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

    Last edited by a moderator: Nov 24, 2023

Share This Page