Thông thường lịch sử văn học Việt nam được phân chia phỏng theo sự phân kỳ của lịch sử, tức là văn học trung đại, văn học cận đại, văn học hiện đại ( bao gồm cả văn học đương đại). Về phần mình, chúng tôi cho rằng có thể khái quát nền văn học này vào hai giai đoạn lớn là văn học từ thế kỷ XIX về trước và văn học thế kỷ XX. Tập sách này đưa ra một cái nhìn khái quát về giai đoạn thứ hai mà xu thế vận động của nó còn đang tiếp tục cho tới hôm nay.Lý do chính để có sự phân chia như trên : chúng tôi muốn nhìn văn học như một hiện tượng văn hoá. Các sự kiện lịch sử thường không mấy khi tác động ngay tới văn học mà phải thông qua văn hóa ; mà sự vận động của văn hoá thì thường chậm rải từ tốn khó xác định bằng những cái mốc rõ rệt. Mượn một thuật ngữ của nhà nghiên cứu người Nga M. Bakhtin, chúng tôi muốn nói tới những thời đại lớn trong đời sống tinh thần. Theo sự đọc được còn rất ít ỏi của người viết thì nhiều bộ văn học sử ở Pháp ở Nga cũng đang áp dụng cách nhìn văn hoá học như thế này đẻ khảo sát văn chương. Ngay ở Trung quốc hôm nay,xu hướng tách thế kỷ XX thành một đơn vị độc lập cũng đang được nhiều nhà nghiên cứu theo đuổi và tỏ ra là có triển vọng. Tổng Kết Văn Học Thế Kỷ XX NXB Đại Học Huế 1963 R.M. Alberes Dịch: Phạm Đình Khiêm 360 Trang File PDF-SCAN Link download http://dlib.hcmussh.edu.vn/opac/search/detail.asp?ID=62583https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1