Trăm hoa đua nở, Trăm nhà [1] đua tiếng là dịch nôm câu chữ Hán: Bách hoa tề phóng, bách gia tranh minh, trong cổ văn. Đây là một câu mà các học giả đời Hán đặt ra để vừa ca tụng vừa tỏ ý luyến tiếc nền văn học cổ điển của Trung Quốc, sáng ngời trong mấy thế kỷ trước, về thời Đông Chu. Văn học Trung Hoa về thời Đông Chu quả thật xứng đáng cho các thế hệ sau ca ngợi, vì trong vòng ba thế kỷ (từ thế kỷ thứ 6 đến thế kỷ thứ 3 trước Tây lịch kỷ nguyên), các học giả thời Đông Chu đã đưa nền văn học Trung Quốc từ chỗ thấp nhất đến chỗ cao nhất mà hai nghìn năm sau, không tài nào vươn tới. Gần như cùng một lúc, Lão học, Khổng học và Mạc học đua nhau ra đời, tiếp theo là những học thuyết uyên thâm của Mạnh Tử, Tuân Tử và Dương Chu. Có thể nói được rằng hầu hết các lý thuyết hiện nay còn đương tranh giành ảnh hưởng trong nhân loại, như chủ nghĩa dân chủ, lãng mạn, vô chính phủ, duy vật, xã hội, quân chủ chuyên chế, quân chủ lập hiến, phát xít, v.v... đều đã có đại diện từ thời bấy giờ. Tính theo thời gian thì nền văn học Trung Quốc đã bỏ xa nền văn học Âu châu vào khoảng 20 thế kỷ. Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc NXB Nam Á 1983 Hoàng Văn Chí 330 Trang File PDF-SCAN Link Download https://drive.google.com/file/d/1JQMklPtnZpWZBfdzJtuxO88sNW3JQsZehttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1