Đọc lịch sử cách mạng nước nhà, điều làm cho tôi uất hận nhất là cái chết của Cụ Trần Quí Cáp. Năm đó (1908), ở Trung đương có phong trào cự thuế, lính đồn Pháp đến xét nhà Cụ, chẳng bắt được một tài liệu nào cả, trừ cuốn Hải Ngoại Huyết Thư của Cụ Phan Sào Nam ; vậy mà tên Ấn-sát Phạm Ngọc Quát buộc tội Cụ là “ tuy chưa có hành động phản loạn, nhưng đã nuôi cái lòng phản nghịch » rồi xử tử Cụ một cách rất dā man. Các bạn đồng chí của Cụ gọi bản án đó là bản án "mạc tu hữu» nghĩa là chẳng cần có tội, muốn giết thì giết có ý so sánh cái chết của Cụ với cái chết của Nhạc Phi, và cái tội của Phạm Ngọc Quát với cái tội của Tần Cối. Cụ được quốc dân thường tiếc, tôn sùng như người Trung Hoa tôn sùng Nhạc Phi, nhưng Phạm Ngọc Quát thì không bị nhục như Tần Cối, nghĩa là bị đúc tượng bằng sắt, quì trước đền thờ Cụ đề dân chúng đời đời đập vào đầu, chém vào cô. Kề ra dân tộc mình quá từ tâm với những tên bán nước, xưa vậy mà nay cũng vậy. Đời Cụ Trần, từ trước đã có nhiều người chép, nhưng rất sơ sài vì thiếu tài liệu; văn thư của Cụ, chúng ta chỉ mới biết bài phú Danh Sơn Lương Ngọc mà ít người được đọc; còn đường lối cách mạng của Cụ thì chúng ta gần như chẳng biết chút gì cả. Năm nay nhân dịp bách chu niên sanh nhật của Cụ, con của Cụ là ông Trần Thuyên rán thu thập tất cả những tài liệu còn lưu lại về đời sống và văn thư của Cụ; thi sĩ Lam Giang tổn công sắp đặt, biên chép và dịch các văn thơ chữ Hán; thi sĩ Đông Xuyên, ông bạn già của tôi lom com tra hỏi, đăng tả các bài chữ Hán đề độc giả dễ đối chiều bản dịch với nguyên tác; ba ông đó, tuổi tác khác nhau, gốc gác xa nhau, vốn không quen biết nhau mà cùng vì lòng yêu nước, nhớ người xưa và nghĩ đến người sau, mấy tháng trời hợp tác với nhau đề hoàn thành tập này, tinh thần đó thật đáng quí. Trần Quí Cáp NXB Đông A 1970 Lam Giang 276 Trang File PDF-SCAN Link Download https://drive.google.com/file/d/1tDeVG9nT0yTJ9qBHop9RA6XMrzj07gPNhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1