Tri Thức Địa Phương Của Người Dân Sống Trong Vườn Quốc Gia Và Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên

Discussion in 'Văn Hóa Học' started by huyen.kochi, Jun 29, 2022.

  1. huyen.kochi

    huyen.kochi New Member

    upload_2022-6-29_21-27-7.png
    Tri thức địa phương là nguồn tài sản quốc gia đóng vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của xã hội nếu được kết hợp đúng cách với khoa học hiện đại. Những năm gần đây, ở Việt Nam đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này của các tác giả như: Phạm Quang Hoan, Ngô Đức Thịnh, Phạm Đức Dương, Mai Văn Tùng... Nhìn chung, các công trình giới thiệu khái quát về lý luận cũng như thực tiễn tri thức địa phương của một số vùng dân tộc thiểu số, của người dân sinh sống tại vùng đệm và khu vực xung quanh vườn quốc gia, đồng thời khẳng định vai trò quan trọng của tri thức địa phương trong quá trình phát triển đất nước.
    Cuốn “Tri thức địa phương của người dân sống trong vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên” đã góp phần bổ sung thêm thông tin về tri thức địa phương tại Vườn Quốc gia Phù Mát tỉnh Nghệ An và Khu bảo tồn Ngọc Sơn - Ngổ Luông tỉnh Hòa Bình.
    Trên cơ sở tìm hiểu thực tiễn tri thức địa phương của người dân sống tại hai khu vực này, tác giả đề xuất một số giải pháp, kiến nghị về chính sách quản lý, sử dụng đất và phát triển kinh tế nhằm cải thiện đời sống cho người dân một cách bền vững cũng như khuyến khích họ cùng tham gia hoạt động bảo vệ và phát triển rừng ở hai khu vực này.
    Cuốn sách là tài liệu hữu ích cho các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách cũng như những người quan tâm và muốn phát huy các giá trị tri thức địa phương trong quá trình phát triển. Xin trân trọng giới thiệu !
    • Tri Thức Địa Phương Của Người Dân Sống Trong Vườn Quốc Gia Và Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên
    • NXB Khoa Học Xã Hội 2012
    • Nguyễn Ngọc Thanh
    • 261 Trang
    • File PDF-OCR
    Link download
    http://tailieudientu.lrc.tnu.edu.vn/Chi-tiet/download-230189.html
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

    Last edited by a moderator: Jun 29, 2022

Share This Page