Triết học ngôn ngữ là bộ môn nghiên cứu về bốn vấn đề chính yếu sau đây. (1) Thứ nhất, làm thế nào xác định “ý nghĩa” của ngôn ngữ? Bản chất của ý nghĩa nằm trong nguồn gốc hay điển tích của ngôn từ, tùy thuộc ý định của tác giả hay sự vật được ám chỉ, hay trong thành phần và cấu trúc của bản văn? (2) Thứ đến, triết học ngôn ngữ lưu tâm đến cách dùng ngôn ngữ trong tiến trình truyền thông, qua cách chúng ta học ngôn ngữ, tạo ra ngôn ngữ và tham dự vào hành vi ngôn ngữ. (3) Thứ ba, vì ngôn ngữ là trung gian của sự thông hiểu giữa hai chủ thể, cho nên triết học ngôn ngữ muốn tìm hiểu không chỉ quá trình từ tư tưởng ra ngôn ngữ mà còn cả sự chuyển tải từ ngôn ngữ ngày sang ngôn ngữ khác, tức là cách ta chuyển dịch và nhận diện ngôn ngữ. (4) Cuối cùng, ngôn ngữ cũng là ký hiệu về thế giới và chân lý mà ta muốn biểu đạt, do đó triết học ngôn ngữ cần khai thác các tiêu chuẩn phổ quát để xác định tính chân thực củamối tương quan giữa ngôn ngữ và thế giới. Triết Học Ngôn Ngữ NXB Học Viện Phanxico 2017 Tân Nguyễn 194 Trang File PDF-SCAN Link download https://drive.google.com/file/d/1WKD-Go6L83H2IKRMS0YdAU7E0-8U0rdnhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1