Triết học tôn giáo, theo nghĩa hẹp, là một bộ môn triết học độc lập mà đối tượng của nó là tôn giáo. Thuật ngữ "triết học tôn giáo" lần đầu tiên xuất hiện ở Đức, vào cuối thế kỷ XVIII, được I. Cantơ đưa ra trong tác phẩm “Tôn giáo chỉ nằm trong giới của lý tính”. Khi đó, tôn giáo được xem như là đối tượng suy tư triết học và với tư cách là một trong những hiện tượng của văn hóa ngang hàng với khoa học, pháp luật, nghệ thuật... Còn khi tôn giáo trở thành đối tượng của phân tích triết học, của phê phán và đánh giá từ quan điểm các phương pháp và lý luận nghiên cứu khoa học thì triết học về tôn giáo được xem là một bộ phận của khoa học về tôn giáo, hay còn gọi là tôn giáo học, ngang hàng và các môn tâm lý, xã hội học và lịch sử tôn giáo. Như vậy, bộ môn triết học tôn giáo đã có bề dày lịch sử hai thế kỷ. Trong kho tàng tư liệu triết học thế giới, cho đến nay, đã có rất nhiều công trình thuộc tôn giáo học được công bố và bổ sung; song ở nước ta, có lẽ cuốn “Triết học giáo” của tác giả Mel Thomson, do TS. Đỗ Minh Hợp dịch từ bản tiếng Nga, là công trình đầu tiên về môn triết này. Cuốn sách gồm 9 chương, tập trung trình bày những vấn đề cơ bản của triết học tôn giáo. Đó là kinh nghiệm tôn giáo, ngôn ngữ của tôn giáo; các quan điểm và các chứng minh về Chúa; cá nhân; tính nhân quả, ý Chúa và phép màu, đau khổ và cái ác; tôn giáo và khoa học; tôn giáo và đạo đức. Triết Học Tôn Giáo NXB Chính Trị 2004 Mel Thomson Dịch: Đỗ Minh Hợp 303 Trang File PDF-SCAN Link download https://www.scribd.com/document/352945320/ https://drive.google.com/file/d/1mFLh0hgww3uH7HbXvQQg7mVvtkwAPVL6https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1