Trong thời đại phong kiến, tôn giáo và thần học là hệ tư tưởng thống trị trong đời sống tinh thần của xã hội. Tôn giáo đã bắt những hình thái khác của của ý thức xã hội phải phụ thuộc vào nó. Ăng-ghen viết: "Nhà thờ với việc chiếm hữu ruộng đất theo lối phong kiến của nó là mối liên hệ thực tế giữa các nước khác nhau; tổ chức nhà thờ theo lối phong kiến đã dùng tôn giáo để bảo vệ nhà nước phong kiến quý tộc. Thêm vào đó, giáo sỹ là giai cấp độc nhất có học thức. Do đó mà tín điều của nhà thờ tất nhiên là yếu tố xuất phát và là cơ sở của mọi sự suy nghĩ. Pháp luật, khoa học tự nhiên, triết học - tất cả nội dung của các khoa học đó đều được trình bày sao cho phù hợp với học thuyết của nhà thờ. Vai trò của tôn giáo biểu hiện đặc biệt ở chỗ nó làm chủ ý thức của quần chúng nhân dân và dùng sự áp bức về tinh thần của nó để ủng hộ sự bóc lột tàn tệ của bọn phong kiến. Điều đó giải thích vì sao giai cấp nông dân hết sức đông đảo nhưng "tối tăm về trí tuệ" và bị tước hết mọi quyền hành”. Triết Học Trung Cổ Tây Âu NXB Chính Trị 1999 Doãn Chính, Đinh Ngọc Thạch 213 Trang File PDF-SCAN Link download https://drive.google.com/file/d/1TGoK8dl6vg3kUwUzO-wj0kBvFrAixuxNhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1