Trung tâm của tư-tưởng ông Heidegger là hữu-thể. Cũng như các triết gia cổ điển, đối-tượng của tư-tưởng với ông không phải là cá tính, nhưng là hữu thể trong phạm vi tổng quát và tất yếu của nó. Nhưng ông lại thêm rằng: hữu thể không phải là một đối tượng. Và đấy là sự làm triết lý về hữu-thể của ông xa một trời một vực với triết-lý về hữu-thể cổ-điển. Vì hữu-thể không phải là một đối tượng, nên tôi không có thể coi nó như một sự-vật (res) đối diện với tôi được. Nhưng nếu như vậy thì làm thế nào mà biết được hữu thể? Ông trả lời: tôi tự đặt cho tôi vấn đề hữu-thể, như vậy là tôi đã phải hiện hữu; nói khác đi, tôi đã phải tham dự vào hữu thể. Hữu thể làm cho tôi hiện hữu, nhưng tôi chỉ là một “hiện tượng” của hữu thể; tôi không là hữu-thể mà chỉ là một vật hiện hữu nhất-định: vật hiện hữu tại đó (Da-sein). Như vậy, vấn-đề hữu thể là một nghiên-cứu về sự tôi đang hiện hữu và hữu thể là một giai đoạn trừu tượng của vật hiện hữu cụ thể tại đó. Triết Học Là Gì NXB Ca Dao 1974 Martin Heidegger Dịch: Phạm Công Thiện 88 Trang File PDF-SCAN Link download http://thuvienbinhduong.org.vn/Default.aspx?ModuleId=110930 https://drive.google.com/file/d/1WB4Ved8QwKW2xBTh5ETmF_ZZQRMr4-lRhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1