Trung Bộ và Nam Bộ bao gồm cả vùng hải đảo ở Biển Đông là một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam, một phần không tách rời của lịch sử Việt Nam, là không gian sinh tồn của hai vương quốc cổ Chămpa và Phù Nam với hai nền văn hóa đặc sắc của vùng lục địa - hải đảo Đông Nam Á. Người Việt trong quá trình lịch sử của mình đã phải liên tiếp đấu tranh chống các thế lực phong kiến phương Bắc, hệ quả của cuộc đấu tranh tự vệ này là tạo ra nhiều thế hệ tiếp nối di dân về phía nam để tìm đất sống. Họ đã nhanh chóng thích nghi với môi trường mới, nơi có nhiều núi rừng, biển đảo, đầm phá, sông suối, đồng bằng, cồn cát và đã biến vùng đất hoang sơ này trở thành vùng lãnh thổ trù phú, có vị trí chính trị, kinh tế, văn hóa trong khu vực và thế giới mà khởi đầu là xứ Đàng Trong vào thời chúa Nguyễn, tương ứng với các thế kỷ XVII - XVIII. Thời kỳ này, các chúa Nguyễn, chủ yếu đóng dinh phủ trên đất Thừa Thiên Huế. Lực lượng thực hiện sứ mệnh khai phá, bảo vệ chủ quyền và phát triển kinh tế là nhân dân Đàng Trong lúc bấy giờ. Trung Bộ Và Nam Bộ Thời Chúa Nguyễn Đỗ Bang, Trần Văn An, Hồ Châu NXB Đại Học Quốc Gia 2018 532 Trang File PDF-SCAN Link download https://drive.google.com/file/d/1AYeziSMrHqoHVdnspAaxdWSA6D1qa8r2https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1