Trung Luận (NXB Tổng Hợp 2001) - Thích Thiện Siêu, 390 Trang

Discussion in 'Tín Ngưỡng Tôn Giáo' started by bhanh8, Mar 10, 2014.

  1. bhanh8

    bhanh8 Administrator Staff Member Quản Trị Viên

    Trung luận nói rõ là Trung Quán luận. Trung quán đồng nghĩa với chính kiến trong tám chi chánh đạo.
    Thật tướng các pháp vốn là duyên khởi vô tính, luôn luôn vắng lặng bình đẳng, siêu việt hết thảy tướng, không vướng vào nhị biên có, không; sinh, diệt v.v… nên gọi là Trung, là Trung đạo. Ngài Tăng Duệ gọi là lý Trung thật. Ở phẩm Nghiệp nói xa lìa đoạn kiến, thường kiến v.v… gọi là Trung.
    Quán là lấy trí tuệ chơn chính quán sát chánh pháp duyên khởi trung đạo thật tướng ấy, gọi là Quán. Như vậy, cảnh sở quán của trí tuệ chơn chính là lý duyên khởi trung đạo trung thật, siêu việt hết thảy tướng. Luận là ngôn luận thuyết minh lý trung đạo, trung thật lên gọi là Trung luận.
    Bồ-tát Long Thọ (Nàgàrjuna) làm luận để thuyết minh lý trung đạo thật tướng bằng cách quán sát trực tiếp các pháp, phân tích, so sánh, đối chiếu giữa các mặt của mỗi pháp để tìm ra thật tính của nó, cuối cùng chỉ thấy các pháp do các duyên mà hiện hữu, không pháp nào có thật tính, do đó Ngài phá bỏ, phủ định hết thảy kiến chấp sai lầm đối với trung đạo thật tướng; không luận đó là kiến chấp sai lầm chung của mọi người, hay kiến chấp sai lầm của ngoại đạo, hay của các học giả trong bộ phái Tiểu thừa, Đại thừa Phật giáo.

    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

Share This Page