Giáo sư Nguyễn Văn Trung trích câu của Phạm Quỳnh: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn” và giáo sư Nguyễn Văn Trung đã viết mấy câu như vầy để chú thích ý nghĩa của câu nói trên: “Luận điệu của ông Phạm Quỳnh vừa là một xuyên tạc lịch sử, vừa là một ngụy biện có thể có một tác dụng chính trị rất tai hại. Ông Quỳnh nói Truyện Kiều là quốc hồn quốc túy, Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, nước ta còn và ông muốn hiểu nghĩa Truyện Kiều làm nên TẤT CẢ dân tộc và TẤT CẢ văn học Việt Nam. Vậy trong hiện tình mất nước, nếu Truyện Kiều vẫn còn (chứng cớ là chúng ta thời đó đang được đề cao, thưởng thức Truyện Kiều), thì tiếng mất cũng như còn, nước đã mất cũng như vẫn còn”. Tôi không dám khẳng định rằng câu nói của Phạm Quỳnh không thể hiểu được theo như lối chú giải của giáo sư Nguyễn Văn Trung. Tôi chỉ muốn cùng giáo sư Nguyễn Văn Trung chú giải lại xem câu nói của Phạm Quỳnh có thể hiểu được cách nào khác nữa hay không. Trường Họp Phạm Quỳnh NXB Nam Sơn 1975 Nguyễn Văn Trung 302 Trang File PDF-SCAN Link download http://dlib.hcmussh.edu.vn/opac/search/detail.asp?ID=62494https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1