Hơn 50 năm nghiền ngẫm và gần 30 năm thu thập, bổ sung tư liệu, GS Hà Minh Ðức vừa cho ra mắt bạn đọc công trình khảo cứu về một hiện tượng văn học kỳ thú và phức tạp nhất đầu thế kỷ XX: Tự lực văn đoàn. "Văn đoàn" là một số nhà văn tự nguyện kết lại trong một tập thể. "Tự lực" là tôn chỉ, tự sức các nhà văn Việt Nam viết ra những cuốn sách có giá trị về văn chương chứ không phải dịch sách nước ngoài. Tự lực văn đoàn ra đời ngày 2-3-1933 gồm tám nhà văn, nhà thơ: Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam), Khái Hưng (Trần Khánh Giư), Hoàng Ðạo (Nguyễn Tường Long), Thạch Lam (Nguyễn Tường Lân), Thế Lữ (Nguyễn Thứ Lễ), Tú Mỡ (Hồ Trọng Hiếu), Trần Tiêu và Xuân Diệu. Hai người có vai trò quan trọng trong nhóm là Nhất Linh và Thế Lữ. Cơ quan ngôn luận chủ yếu là Phong hóa và Ngày nay. Trong tôn chỉ 10 điều của mình, ngoài mục đích tự lực, làm giàu thêm văn sản trong nước, thì Tự lực văn đoàn chống lại những thói tục phong kiến lạc hậu, cổ vũ cho những tư tưởng xã hội tiến bộ, cổ vũ cho tự do cá nhân... Tự Lực Văn Đoàn, Trào Lưu-Tác Giả NXB Giáo Dục 2007 Hà Minh Đức 607 Trang File PDF-SCAN Link download https://drive.google.com/file/d/1iILk9ET8EtTlrs7u_Cc2VGxulGQAa2THhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1