Từ Nông Thôn Mới Đến Đất Nước Mới (NXB Chính Trị 2009) - Cát Chí Hoa, 628 Trang

Discussion in 'Nghiên Cứu Trung Quốc' started by admin, Apr 2, 2014.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    upload_2023-11-6_16-12-52.png
    Để giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo, nghiên cứu về công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn của Trung Quốc, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn sách của học giả nổi tiếng người Trung Quốc Cát Chí Hoa. Cuốn sách được dịch nguyên bản từ tiếng Trung, do Nhà xuất bản Nhân dân Giang Tô ấn hành năm 2008. Trên cơ sở phác họa bức tranh toàn cảnh thực trạng và biến động của nông thôn Trung Quốc trong suốt chiều dài lịch sử, nội dung sách tập trung làm rõ khái niệm, nguồn gốc hình thành và đặc trưng của vấn đề “tam nông”, một vấn đề ngày càng trở nên nóng bỏng, thu hút sự quan tâm của toàn xã hội Trung Quốc, nhất là từ sau những năm 1980. Bằng những luận chứng khoa học sắc bén, tác giả Cát Chí Hoa đã cố gắng làm rõ vấn đề vì sao xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa được coi là nhiệm vụ lịch sử trọng đại trong tiến trình hiện đại hóa, đồng thời đi sâu phân tích bối cảnh, yêu cầu, mục tiêu, con đường, phương thức giải quyết vấn đề “tam nông” và những thành tựu to lớn mà Trung Quốc đã giành được trong công cuộc xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa.
    Sau hơn 30 năm tiến hành cải cách, mở cửa, bộ mặt của nông nghiệp, nông thôn Trung Quốc đã có những thay đổi to lớn và đạt được những bước tiến mang tính lịch sử, từ nghèo đói lên ấm no rồi tiến tới khá giả tổng thể và đang bước vào thời kỳ mới xây dựng xã hội khá giả toàn diện. Vấn đề “tam nông” luôn được Đảng và Nhà nước Trung Quốc xác định là nhiệm vụ quan trọng trong các nhiệm vụ quan trọng để thực hiện thành công công cuộc xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa. Kinh nghiệm rút ra từ quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân Trung Quốc là những bài học quý báu và bổ ích đối với các nước đang phát triển trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó có đất nước chúng ta.
    Trong cuốn sách, khi đề cập đến , theo tác giả, xét từ yêu cầu của Trung ương và kinh nghiệm của các địa phương thì điểm quan trọng của công cuộc xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa chủ yếu có “bốn lấy”: , lấy quy hoạch làm đầu tàu (gồm quy hoạch trọng điểm quản lý điều chỉnh thôn trang tuyến huyện, quy hoạch quản lý điều chính thôn trang và kế hoạch hành động); , phải thực hiện “làm việc vì quần chúng nông dân”; , cần phải coi việc tăng thu nhập của nông dân là công tác trọng tâm; , lấy việc phát triển lực lượng sản xuất nông thôn làm căn bản.
    Nói về , tác giả cho rằng, cho dù là các quốc gia đi trước trong vấn đề hiện đại hóa, hay là các quốc gia hiện đại hóa sau, trong tiến trình hiện đại hóa, họ đều tương đối chú trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển nông thôn, đồng thời tích lũy được nhiều kinh nghiệm phong phú. Các cách làm này chủ yếu bao gồm: Kịp thời điều chỉnh mối quan hệ giữa thành thị và nông thôn, quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp; Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hiệ đại; Cố gắng nâng cao thu nhập cho nông dân; Nâng cao trình độ tổ chức cho người nông dân; Thúc đẩy đổi mới kỹ thuật, bồi dưỡng nông dân theo mô hình mới.
    Bởi vì, công cuộc cải cách mở cửa và tiến trình công nghiệp hóa, đô thị hóa được đẩy mạnh, không những thúc đẩy sự chuyển đổi mô hình của xã hội Trung Quốc, mà còn giúp xã hội nông thôn có những biến đổi sâu sắc, khiến đất nước Trung Quốc xuất hiện những “biến đổi mà hàng nghìn năm qua chưa từng có”, như sự biến động mạnh trong hình thái kinh tế và cơ cấu ngành nghề, sự lưu động của các thành viên xã hội và sự biến đổi rõ rệt của phân tầng xã hội… Xét về cơ cấu xã hội, cũng xuất hiện những biến đổi trên năm phương diện: từ cứng nhắc sang linh động, các giai tầng đều khá mở; từ đơn giản đến phức tạp, tính dị chất trong nội bộ giai tầng được tăng cường; từ nhân tố mang tính bẩm sinh sang nhân tố do sự nỗ lực của bản thân, quy tắc lưu động của xã hội có sự thay đổi, cơ chế lưu động xã hội dần dần hình thành; từ sự thống nhất lớn đến sự mất kiểm soát nhẹ; các giai tầng mới không ngừng xuất hiện, nhưng ranh giới giữa các giai tầng ngày càng mơ hồ.
    • Từ Nông Thôn Mới Đến Đất Nước Mới
    • NXB Chính Trị 2009
    • Tác giả: Cát Chí Hoa
    • Dịch: Nguyễn Thành Lợi, Đỗ Minh Châu
    • 628 Trang
    • File PDF-SCAN
    Link download
    https://drive.google.com/file/d/1uNvf8pULcFPuUYDJ5F6t5VuFCNHBxHyW
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     
    Last edited: Nov 6, 2023

Share This Page