Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, các quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại hôn nhân gia đình…giữa công dân, pháp nhân của các nước ngày càng tăng nhanh và chiếm một vị trí quan trọng trong việc điều chỉnh pháp luật. Tuy nhiên, việc điều chỉnh các quan hệ này là một vấn đề phức tạp. Vì đây là các quan hệ mang bản chất dân sự có yếu tố nước ngoài, do đó, khi xuất hiện các quan hệ này thường làm phát sinh bốn vấn đề cơ bản: Toà án quốc gia nào sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp và nên khởi kiện tại toà án quốc gia nào để bảo vệ quyền lợi của mình một cách tốt nhất? Luật nào sẽ được toà án áp dụng? Quyết định nào của toà án có thể được thi hành tại nước ngoài không? Quyền của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài sẽ được bảo vệ như thế nào? Giải quyết tốt các vấn đề này có ý nghĩa to lớn cả về mặt lý luận và thực tiễn, tuy nhiên, đây không phải là vấn đề đơn giản. Cuốn sách này được biên soạn với hy vọng giúp bạn đọc nghiên cứu, tìm hiểu để có thể giải quyết được các vấn đề trên. Cuốn sách được trình bày theo ba nội dung cơ bản. Thứ nhất, giới thiệu những nội dung cơ bản của Tư pháp quốc tế trong đó tác giả tập trung chủ yếu vào phân tích các quy định của tư pháp quốc tế Việt Nam. Thứ hai, câu hỏi, bài tập tình huống dành cho bạn đọc là sinh viên hay học viên theo học môn học này. Thứ ba, một số điều ước quốc tế quan trọng trong lĩnh vực này. Tư Pháp Quốc Tế NXB Đại Học Quốc Gia 2010 Lê Thị Nam Giang 486 Trang File PDF-SCAN Link Download http://220.231.122.108:8090/VietDataFullText/KLUATDHV//KLDHV0014.swfhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1