Với chủ trương xây dựng trường Đại học Bách Khoa định hướng nghiên cứu, Nhà trường triển khai chương trình đào tạo Kỹ sư 140 tín chỉ với định hướng kiểm định ABET và áp dụng phương pháp tiếp cận CDIO. Việc xây dựng và phát triển chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận CDIO với các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, sẽ đóng góp không nhỏ để đạt các định hướng trên, góp phần vào việc nâng cao chất lượng đào tạo nhà trường, đặc biệt nâng cao trình độ cho kỹ sư Việt Nam, sẵn sàng làm việc đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Phương pháp tiếp cận CDIO bao gồm hệ thống các phương pháp xây dựng và phát triển chương trình đào tạo các khối ngành kỹ thuật, công nghệ, nhưng về bản chất, đây là quy trình đào tạo chuẩn, trên cơ sở chuẩn đầu ra. Quy trình này được xây dựng đảm bảo tính khoa học, logic và tính thực tiễn chặt chẽ. Cho nên, ngoài các chương trình khối Kỹ thuật và Công nghệ Kỹ thuật, CDIO có thể áp dụng để xây dựng quy trình chuẩn cho nhiều lĩnh vực đào tạo khác nhau, vì nó đảm bảo khung kiến thức và kỹ năng, ví dụ áp dụng cho khối ngành kinh tế, quản lý ... với những sự điều chỉnh, bổ sung cần thiết. Cho nên, có thể nói, hướng tiếp cận CDIO thực chất là một giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu xã hội, trên cơ sở xác định chuẩn đầu ra, từ đó xây dựng chương trình và các giải pháp đảm bảo triển khai chương trình đào tạo một cách hiệu quả. Tài liệu này được tổng hợp từ các tài liệu liên quan, kết hợp các trải nghiệm triển khai, nhằm mục đích tập huấn để hỗ trợ các đơn vị trong trường Đại học Bách Khoa trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. Tài liệu gồm hai phần xoay quanh ba giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo: xây dựng chuẩn đầu ra chương trình và chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy và đánh giá môn học. Nội dung tài liệu gồm 14 chương: Chương một: Tổng quan về chương trình đào tạo Chương hai: Hệ thống đào tạo các nước Chương ba: Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo Chương bốn: Chương trình xây dựng chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo Chương năm: Xây dựng chuẩn đầu ra chương trình đào tạo Chương sáu: Đối sánh chương trình đào tạo với chuẩn đầu ra: khảo sát I, T, U Chương bảy: Thiết kế khung chương trình đào tạo tích hợp Chương tám: Mục tiêu dạy học Chương chín: Đề cương môn học Chương mười: Phương pháp dạy học Chương mười một: Học tập chủ động Chương mười hai: Kiểm tra và đánh giá Chương mười ba: RUBIC: bảng tiêu chí - tiêu chuẩn đánh giá Chương mười bốn: Đánh giá mức độ đạt chuẩn đầu ra môn học của sinh viên. Từ Thiết Kế Đến Vận Hành NXB Đại Học Quốc Gia 2017 Nguyễn Hữu Lộc 335 Trang File PDF-SCAN Link download http://lib.hcmunre.edu.vn/Viewer/?ID=613 https://drive.google.com/file/d/1WAytv_lDsxv2NvrSPKznuKbjkRlgCu8Qhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1