Tu Tuệ (NXB Phương Đông 2008) - Hoang Phong, 447 Trang

Discussion in 'Tín Ngưỡng Tôn Giáo' started by admin, Jun 1, 2014.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    [​IMG]
    Tu Tuệ
    NXB Phương Đông 2008
    Đức Đạt Lai Lạt Ma
    Hoang Phong
    447 Trang
    Tựa sách là Tu Tuệ, Tuệ là Trí Tuệ hay Tuệ Giác, tiếng Phạn là Prajna. Người ta thường phân biệt ba loại tu tập : tu hạnh (giữ giới), tu thiền (nhập định) và tu tuệ (quán thấy). Tu Tuệ là cách tu tập bằng thiền định phân giải, tức hướng vào mục tiêu phát huy sự hiểu biết, một sự hiểu biết siêu nhiên về bản chất đích thực của mọi vật thể và mọi biến cố, một sự hiểu biết tối thượng có thể xoá bỏ vô minh để đưa thẳng đến Giác ngộ.

    Như Ngài Thupten Jinpa đã trình bày trong phần lời tựa, đây là quyển sách ghi chép lại những lời giảng của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma tại Pháp về chương IX trong tập Luận Hành Trình đến Giác ngộ của Ngài Tịch Thiên. Vậy nguồn gốc của tập sách này như thế nào, tại sao lại là chương IX, và Ngài Tịch Thiên là ai ?
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
    Sau đây là vài nét tóm lược tiểu sử của Ngài Tịch Thiên và nguồn gốc tập Hành trình đến Giác ngộ. Tiểu sử của Ngài Tịch Thiên, theo như kinh sách ghi chép, có thể phảng phất một vài nét huyền thoại. Trong thời đại của chúng ta, dù tin hay không tin những nét huyền thoại ấy nhưng khi đã đọc tập sách của Ngài thì chúng ta không thể nào không thán phục và ngưỡng mộ một trí thông minh siêu phàm, một con người ngoại lệ hay đúng hơn là một vị Bồ-tát đã đạt được Giác ngộ. Tập sách Hành trình đến Giác ngộ quả thật là một trong những trước tác cổ điển đẹp nhất trong lịch sử Phật giáo, đúng như lời của Ngài Thupten Jinpa trình bày trong phần lời tựa.

    Tịch Thiên (Shântideva) là một vị cao tăng người Ấn, sinh vào khoảng cuối thế kỷ thứ VII hay đầu thế kỷ thứ VIII, ngày mất thì không ai được biết. Ông là con của vua Kalyânavaraman. Khi còn nhỏ, ông được một nhà tu khổ hạnh truyền cho giáo pháp của Bồ-tát Văn Thù (Mansjurhi), ông tu tập rất chuyên cần và đã đắc Đạo. Khi vua cha qua đời, ông nhất định không lên ngôi kế vị, bỏ trốn vào Tu viện Đại học Na-lan-đà, thụ giới làm một tì kheo. Ông thường thức một mình trong đêm và soạn được hai bộ sách, sau này rất nối tiếng. Bộ thứ nhất là Siksâmuccaya (Bồ-tát học luận), một tập sách giản yếu về giáo huấn, và bộ thứ hai là Sutrasâmuccaya (Kinh luận), một tập sách giản yếu về kinh điển, tập sách thứ hai đã thất truyền và ngày nay chỉ còn bản dịch bằng tiếng Hán. Cả tu viện không ai hay biết gì về việc soạn thảo hai tập sách trên đây của ông. Vì ông ngủ li bì suốt ngày nên các vị thầy và các vị đồng tu đều cho ông là người lười biếng, ngu đần và đặt cho ông biệt danh là bhushuku, có nghĩa là « người chỉ biết ăn, ngủ và tiêu hoá ».
     

Share This Page