Tư Tưởng Canh Tân Đất Nước Dưới Triều Nguyễn (NXB Thuận Hóa 1999) - Đỗ Bang, 227 Trang

Discussion in 'Lịch Sử Học' started by dangnghia, Jan 16, 2016.

  1. dangnghia

    dangnghia New Member

    upload_2022-7-9_16-14-28.png
    Nửa sau thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam dưới triều Nguyễn, đặc biệt là thời Tự Đức, lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng về tất cả các mặt - Về chính trị, là chế độ quan liêu, độc đoán, tham nhũng, làm cho nhân dân oán thán. - Về kinh tế, suy đồi, đình đốn, bế tắc, các yếu tố tư bản chủ nghĩa mới nảy sinh trong các khu vực kinh tế, đang trên đà phát triển tự nhiên và tiến bộ, phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội hồi đó đều bị bóp nghẹt. - Về xã hội, triều Nguyễn đã thi hành nhiều chính sách bảo thủ và phản động trên tất cả các mặt, càng làm cho mâu thuẫn xã hội thêm gay gắt, dẫn tới bùng nổ quyết liệt hàng trăm cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại triều đình của bốn triều vua, từ Gia Long đến Tự Đức (1802-1883), nhà Nguyễn phải đối phó với 466 cuộc khởi nghĩa nông dân. Đó là chưa kể đến các toán giặc cướp ở vùng biên giới phía Bắc.
    Tư bản Pháp nhòm ngó, gõ cửa và lăm le nổ súng xâm lược nước ta khi chế độ phong kiến đang lún sâu vào giai đoạn khủng hoảng trầm trọng. Đứng trước những khó khăn về kinh tế ngày càng gay gắt, sự rối loạn về chính trị và nguy cơ mất nước đang đến gần, những người Việt Nam có tri thức và tâm huyết cứu nước đã mạnh dạn đưa ra những tư tưởng canh tân đất nước trên tất cả các mặt: nội trị, ngoại giao, kinh tế cũng như văn hóa xã hội; nhằm tạo ra thực lực phục vụ công cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc. Họ là một số quan lại và sĩ phu tiến bộ thức thời – những người đã được tiếp xúc với nền văn minh phương tây như Nguyễn Trường Tộ, Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ, Trương Vĩnh Kí, Đặng Huy Trứ... Lối thoát mà các nhà cải cách ở Việt Nam đề xướng là học tập, mô phỏng những cách thức tổ chức xã hội tiến bộ của thế giới văn minh bên ngoài, đặc biệt là học theo các nước phương Tây. Biện pháp thực hiện cải cách là đưa ra những bản điều trần, thuyết phục bộ máy chính quyền trung ương triều Nguyễn chấp nhận triển khai và thực hiện các đề xuất của họ.
    Tư tưởng canh tân xuất hiện ở nửa sau thế kỉ XIX như là một con đường một phương sách cứu nước mới. Do đó, tìm hiểu tư tưởng canh tân ở nửa sau thế kỉ XIX cũng chính là tìm hiểu một chủ trương cứu nước mới lúc bấy giờ. Trong đó, được nhiều người chú ý hơn cả là các đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ, bởi chương trình cánh tân của ông là bao quát nhất, tiêu biểu nhất và tâm huyết nhất. Ông đã đề cập đến hàng loạt vấn đề quan trọng hồi đó như chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục.
    • Tư Tưởng Canh Tân Đất Nước Dưới Triều Nguyễn
    • NXB Thuận Hóa 1999
    • Đỗ Bang, Trần Bạch Đằng, Đinh Xuân Lâm
    • 227 Trang
    • File PDF-SCAN
    Link download
    https://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/107886
    https://drive.google.com/file/d/1yZCO4sPGu4iPNQYBBbr5f80sFoldiHiB
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

    Last edited by a moderator: Jul 9, 2022

Share This Page