Tục Ngữ Việt Nam (NXB Khoa Học Xã Hội 1993) - Chu Xuân Diên, 422 Trang

Discussion in 'Ca Dao Tục Ngữ' started by vongcu34767, Oct 13, 2020.

  1. vongcu34767

    vongcu34767 New Member

    upload_2023-12-30_16-6-30.png
    Trong "Tục ngữ Việt Nam", khi đề cập về nghĩa của tục ngữ, Chu Xuân Diên viết: "Một câu tục ngữ thường có hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng". Đây là quan niệm được nhiều người đồng tình. Các tác giả Lê Chí Quế, Võ Quang Nhơn, Nguyễn Hùng Vĩ trong giáo trình "Văn học dân gian Việt Nam" thì khẳng định rằng: " Tục ngữ bao giờ cũng có hai nghĩa: nghĩa đen (hay là nghĩa gốc) và nghĩa bóng (trường nghĩa)". [15,197] Quan niệm này chưa thật sự thuyết phục vì ta thấy có một bộ phận tục ngữ, như chúng tôi đề cập ở trên, chỉ có nghĩa đen mà thôi. Có lẽ khi khẳng định như thế, người ta chỉ chú ý đến bộ phận tục ngữ đúc kết những kinh nghiệm, những quan niệm về triết lí nhân sinh. Còn những câu tục ngữ đúc kết những quy luật của hiện tượng tự nhiên, những kinh nghiệm trong lao động, chăn nuôi, trồng trọt hay một số sự tích lịch sử và đặc điểm địa phương, vốn chỉ mang nghĩa đen đã không được đề cập. Một định nghĩa cần phải bao quát được hết tất cả các hiện tượng.
    • Tục Ngữ Việt Nam
    • NXB Khoa Học Xã Hội 1993
    • Chu Xuân Diên, Lương Văn Đăng
    • 422 Trang
    • File PDF-SCAN
    Link download
    https://drive.google.com/file/d/1_MlH2n219WIcy0sKDDbAkRfhdYKPV1Ir
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

    Last edited by a moderator: Dec 30, 2023

Share This Page