Đến nửa sau thế kỷ XX, sau hơn 50 năm nghiên cứu và giảng dạy văn học trung đại Việt Nam, GS. Bùi Văn Nguyên đã bỏ tốn nhiều công sức để sưu tầm, phiên âm, phiên dịch, giới thiệu di sản văn chương của cha ông, trong đó có thơ văn Nguyễn Trãi. So với văn bản của Dương Bá Cung mà các cụ Thúc Ngọc Trần Văn Giáp, Đào Duy Anh, Văn Tân phiên âm, hiệu đính, chú giải, làm thành bộ Nguyễn Trãi toàn tập, Viện Sử học, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, in lần đầu 1960, tái bản 1976, thì công trình Ức Trai di tập bổ sung – Phần văn chương của Bùi Văn Nguyên (Nxb KHXH HN và Nxb Mũi Cà Mau, 1994 (chỉ tiếc là công trình này không có in kèm nguyên tác chữ Hán, chữ Nôm, lại in ấn sai nhiều lỗi chính tả), có bổ sung thêm một số văn bản mới như: Văn cầu mộng ở đền Dạ Trạch, Thư của Nguyễn Trãi gởi trách Nguyễn Thị Lộ, Thư phúc đáp của Nguyễn Thị Lộ, v.v.. Đặc biệt, về thơ chữ Hán, GS. Bùi Văn Nguyên đã tìm thêm được 02 bài, thành ra Ức Trai thi tập hiện có 107 bài. Bài thứ nhất: Phúc đáp Đại Đô đốc Đinh công, lấy từ Ngọc phả họ Đinh, phần Di cảo Đinh Liệt ; bài thứ hai: Ngự chế Tao ngộ thi, phụng hoạ, lấy từ gia phả họ Nguyễn ở Chi Ngại và gia phả họ Nguyễn Nhữ ở Thanh Hoá. Cả hai bài đều thuộc loại thơ thù phụng, thù tạc, nhưng qua đó ít nhiều cũng đã thể hiện rõ tình cảm, tấm lòng của tác giả. Ức Trai Di Tập Bổ Sung Phần Văn Chương NXB Khoa Học Xã Hội 1994 Nguyễn Trãi, Bùi Văn Nguyên (biên khảo) 507 Trang File PDF-SCAN Link download https://drive.google.com/file/d/1CmUgiRIDxCkJcTGhodkK9_7z0GWsuRYAhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1