Vấn Đáp Tâm Địa Pháp Yếu NXB Tôn Giáo 2008 Đạo Tâm 128 Trang Pháp Môn Tâm Địa là sao? Tiên đức nói: “Pháp Môn Tâm Địa có vô lượng thắng nghĩa, nhưng nói về chân lý thì chỉ có một tâm này”. Bởi vì tâm là gốc muôn pháp và có khả năng sinh ra tất cả pháp, cho nên gọi là tâm địa. Vả lại, người tu nương theo pháp này thực hành nên gọi là Pháp Môn Tâm Địa. Tâm của chúng sanh giống như đất, ngũ cốc từ đất mà sanh. Tâm pháp cũng như thế, các pháp thế gian, xuất thế gian, thiện ác, ngũ thú nhiễm tịnh đều từ tâm sanh, cho nên nói tam giới duy tâm. Tâm được gọi là tâm địa vì tất cả các pháp đều từ tâm mình sanh ra. Đã là tâm mình sanh ra, nên biết tất cả đều là tâm mình. Nhưng nhục nhãn (mắt thế gian) chỉ có thể thấy cái gì có hình sắc chứ không thể thấy được sắc tướng chơn thể bên trong, chỉ có con mắt của người đã khai ngộ mới có thể thấu suốt tất cả pháp đều là tâm tánh mình.https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1 Chúng sanh vì nhiều kiếp mê muội, từ vô thủy đến nay bị nghiệp thức che đậy, vọng nhận ngũ uẩn làm than, duyên theo bóng dáng sáu trần làn tâm mình. Tuy cả ngày làm mà không biết mình làm gì, cho đến chấp rằng con người suốt ắt có chết, sự nghiệp một đời chết là xong. Có người còn nói rằng: người ta chết rồi như lửa tắt, như mây khói tan, tiêu mắt hết không còn gì. Vì lầm hiểu như thế, cho nên nhiều kiếp thọ khổ luân hồi. Đức Phật của chúng ta vì thương xót chúng sanh mà nói Pháp Môn Tâm Địa này. Ngài muốn chỉ dạy chúng sanh y theo giáo pháp tu hành để chóng dứt trừ sanh tử, lập tức thành Phật đạo Download Link: eBook có trong tuyển tập DVD Phật Học http://www.thuvienphatgiao.com/application/uploads/book/VanDapTamDiaPhapYeu.pdf