Theo GS Nguyễn Văn Sâm, Truyện thơ Chàng Lía được các nhà tân học ở Nam Kỳ khoảng cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20 phiên âm ra chữ quốc ngữ dưới hình thức “bổn cũ soạn lại”. Có nghĩa là thêm thắt, sửa đổi ít nhiều rồi đem in ra để phục vụ nhu cầu cấp thiết sách vở thời kỳ nầy. Nay ông phiên âm, gắng giữ nguyên bản theo bản khắc in Nôm. Truyện thơ có pha thêm các hình thức Nói (viết), Nói lối (tán), Nói thơ (xướng), Hát nam (vãn), Hát khách (loạn), Than thở (thán)... của hát bội. Vô hình trung truyện thơ đã hình thành nên một thể loại văn chương mà Gs. Nguyễn Văn Sâm gọi là Thơ Tuồng. Ông cho rằng Thơ Tuồng “vừa có hình thức truyện thơ, vừa có những thành tố đặc biệt của tuồng hát bội với những thay đổi cách nói và thêm sự ra bộ nếu người nói thơ có khả năng làm những công việc này. Bởi vậy người nói thơ đồng thời tạo cho người nghe thơ những nhân tố để hình dung ra câu chuyện và thấy như mình đang xem trình diễn trên sân khấu với sự than thở, nói năng, xưng tên, hát hò, diễn tả nội tâm cũng như những điều suy nghĩ của nhân vật” Văn Doãn Diễn Ca NXB Sài Gòn 1906 Hoàng Tịnh Của 192 Trang File PDF-SCAN Link download https://drive.google.com/file/d/1TXnbeS-s5Z7S_xX_8szorfpz_Akb48Skhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1